Mụn trứng cá dai dẳng có phải do rối loạn nội tiết tố?

Tôi bị mụn trứng cá dạng mụn bọc suốt 3 năm qua, nhất là ở vùng cằm, quai hàm và cổ.


Chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều, tôi dễ bị căng thẳng và thường xuyên mất ngủ. Đây có phải do rối loạn nội tiết tố? (Hồng Anh, 28 tuổi, TP HCM)


Trả lời:


Mụn trứng cá là bệnh viêm mạn tính của đơn vị tuyến bã - nang lông, với các tổn thương da do tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Người có cơ địa da dầu rất dễ bị mụn trứng cá.


Dựa theo các triệu chứng mà bạn mô tả, khó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mụn trứng cá. Một người có thể bị mụn trứng cá do nhiều nguyên nhân, gồm cả rối loạn nội tiết. Khi hormone androgen (hormone sinh dục nam và có cả ở nữ) tăng cao, tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn, tiết nhiều dầu hơn mức cần thiết. Lượng dầu thừa kết hợp với tế bào chết và vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển.


Ngoài ra, ở nữ giới, lượng estrogen (hormone sinh dục nữ) suy giảm cũng khiến da mất đi khả năng kiểm soát lượng dầu và kháng viêm tự nhiên, làm cho mụn không chỉ xuất hiện nhiều mà còn dễ bị viêm, sưng đỏ và khó kiểm soát. Những thay đổi nội tiết tố như estrogen và progesterone cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn cảm xúc và chất lượng giấc ngủ.


Bạn nên tới chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được khám, soi da, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh các phương pháp trị mụn thông thường như thuốc thoa, thuốc uống, hiện có nhiều phương pháp tiên tiến như ánh sáng sinh học (LED), ánh sáng xung cường độ cao (IPL), laser xung dài, peel da hóa học và điện di... giúp giảm viêm, diệt vi khuẩn gây mụn, kiểm soát dầu nhờn và tái tạo da. Những công nghệ này không chỉ hỗ trợ làm sạch sâu và điều trị mụn hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa thâm sẹo sau mụn.


Bạn cần chăm sóc da đúng cách, rửa mặt bằng các dòng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hay chất tẩy mạnh, hai lần mỗi ngày vào sáng và tối. Hạn chế sờ tay lên mặt hoặc tự ý nặn mụn để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo. Chú ý dùng kem chống nắng phù hợp cho da mụn và không sử dụng các mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông.


Người bệnh phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như nhiều rau xanh, trái cây ít đường, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia giúp giảm viêm và cân bằng nội tiết tố; tránh ăn đồ ngọt, cay và dầu mỡ. Đồng thời, bạn cần ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày, tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng...


Để tránh mụn viêm nặng hơn, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn hay sản phẩm không rõ nguồn gốc.


ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh Thư
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp







Mun trung ca dai dang co phai do roi loan noi tiet to?


Toi bi mun trung ca dang mun boc suot 3 nam qua, nhat la o vung cam, quai ham va co.

Mụn trứng cá dai dẳng có phải do rối loạn nội tiết tố?

Tôi bị mụn trứng cá dạng mụn bọc suốt 3 năm qua, nhất là ở vùng cằm, quai hàm và cổ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá