Lợi thế bất động sản Nam Hà Nội

Mức giá cạnh tranh, hạ tầng đầu tư cùng lợi thế về không gian xanh giúp tăng sức hút cho bất động sản Nam Hà Nội.


Theo báo cáo mới nhất từ CBRE, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận nguồn cung gia tăng trong năm 2024, chủ yếu đến từ các đại đô thị ở Nam Từ Liêm và Gia Lâm. Trong quý IV, giá sơ cấp trung bình của căn hộ đạt 72 triệu đồng một m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái- mức cao nhất trong tám năm.


Khu vực phía Tây và Đông Thủ đô tiếp tục dẫn đầu về nguồn cung trong quý I/2025, với mức giá trung bình khoảng 75 triệu đồng một m2, tăng 34% so với cùng kỳ.


Trong khi đó, giá bất động sản tại quận Hoàng Mai- đại diện tiêu biểu cho khu Nam- chỉ bằng khoảng 2/3 so với phía Tây và Đông, theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn. Với lợi thế về giá, Hoàng Mai ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh, lọt top 5 khu vực có thanh khoản cao nhất năm 2024, theo thống kê từ OneHousing.


Hà Nội đang xem xét xây dựng sân bay thứ hai tại khu vực phía Nam, công suất thiết kế 50 triệu hành khách mỗi năm, theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn 2065.


Cùng với đó, thành phố đề xuất phát triển "thành phố phía Nam"- đô thị tích hợp đóng vai trò trung tâm dịch vụ vận tải đa phương thức, kết nối hàng không, đường sắt quốc gia và đô thị, đường thủy (sông Hồng), cùng các tuyến cao tốc như Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 5B.


Trong suốt một thập kỷ qua, hạ tầng khu Nam được đầu tư bài bản, nổi bật với tuyến vành đai 3 – đặc biệt đoạn trên cao Linh Đàm - Mai Dịch, kết nối các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Tuyến này không chỉ rút ngắn thời gian vào trung tâm, mà còn là hành lang vận tải chiến lược.


Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và quốc lộ 1A giúp khu vực giữ vai trò cửa ngõ kết nối với các tỉnh lân cận. Trục Giải Phóng - Ngọc Hồi tiếp tục dẫn dắt dòng lưu thông từ trung tâm về phía Nam.


Sắp tới, tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ tạo mạng lưới kết nối giữa các đô thị vệ tinh và bảy cao tốc trọng điểm miền Bắc. Tuyến đường sắt đô thị số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá) dự kiến đi qua huyện Thanh Trì, mở rộng kết nối giữa khu Nam và nội đô.


Một điểm cộng lớn của khu Nam là không gian sống. Theo Maison Office, mật độ dân số tại Hoàng Mai khoảng 13.400 người một km2, Thanh Trì hơn 4.500 người một km2, thấp hơn đáng kể so với các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân.


Khu vực còn sở hữu nhiều khoảng không gian xanh như hồ Linh Đàm, hồ Yên Sở, công viên Yên Sở rộng 323 ha. Bên cạnh đó, nhiều khu đô thị mới tại đây cũng tích hợp các công viên và khu vui chơi nhỏ, tạo môi trường sống trong lành.


Phía Nam Hà Nội cũng trở thành điểm sáng với hạ tầng tiện ích ngày càng hoàn thiện. Khu vực này quy tụ loạt bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Pháp, Tai Mũi Họng Trung ương, cùng các trường đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng...


Thời gian qua, một số chủ đầu tư cũng lựa chọn phía Nam để phát triển các dự án, đón nhu cầu rời nội đô của cư dân. Theo nhiều chuyên gia, xu hướng ưu tiên không gian sống xanh sẽ là lực đẩy cho bất động sản khu vực này.


Song Anh









Loi the bat dong san Nam Ha Noi


Muc gia canh tranh, ha tang dau tu cung loi the ve khong gian xanh giup tang suc hut cho bat dong san Nam Ha Noi.

Lợi thế bất động sản Nam Hà Nội

Mức giá cạnh tranh, hạ tầng đầu tư cùng lợi thế về không gian xanh giúp tăng sức hút cho bất động sản Nam Hà Nội.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá