Bộ Tài chính đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang 2027

Bộ Tài chính đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như kế hoạch.


Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5.


Tại hội thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt tổ chức ngày 22/4, ông Lưu Đức Huy, Phó cục trưởng Quản lý Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết cơ quan này đã đề xuất Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - cơ quan thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự luật - giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng, trong đó có bia, rượu.


Cụ thể, cơ quan quản lý đề xuất giãn lộ trình thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng này sang 2027, thay vì 2026 như dự kiến ban đầu.


Cùng với đó, Chính phủ đề xuất thực hiện theo phương án tăng thuế "đỡ sốc" cho doanh nghiệp. Theo phương án này, rượu từ 20 độ trở lên dự kiến tăng theo lộ trình từ mức 65% hiện nay lên 90% trong 5 năm. Mức thuế tối đa với rượu dưới 20 độ là 60%, bia cũng tăng từ 65% hiện nay lên 90% trong cùng giai đoạn.


Đại diện Bộ Tài chính cho biết đề xuất này đưa ra trong bối cảnh Mỹ công bố chính sách mới về thuế quan và được hoãn trong 90 ngày, nhưng dự kiến tác động mạnh tới kinh doanh và tâm lý các doanh nghiệp.


Quy mô thị trường đồ uống Việt Nam năm 2024 đạt 15,5 tỷ USD. Năm ngoái, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 4,4 tỷ lít (xấp xỉ năm 2023). Mức tiêu thụ nước giải khát 4,7 tỷ lít, tăng 4,8% so năm 2023, theo số liệu của Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA).


Ngành này đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt trên 40.000 tỷ đồng. Ba năm gần đây, lợi nhuận bình quân toàn ngành giảm, từ 12% trong 2021 xuống còn 10% vào 2023. Thu ngân sách giảm bình quân 10% mỗi năm.


Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, đồ uống có tác động đặc biệt tới ngành bia, rượu, nước giải khát. Theo đó, VBA đề xuất lùi hiệu lực tăng thuế này tới năm 2028, tức thêm hai năm so với dự kiến ban đầu, với mức tăng 5% một năm trong 5 năm.


Cùng quan điểm, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cũng cho rằng nhà điều hành nên xem xét giãn thời điểm áp dụng luật, ví dụ lùi đến năm 2028, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng và chuyển đổi sản xuất.


Ở khía cạnh vĩ mô, ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam nhìn nhận sự suy giảm về đầu tư, tiêu dùng trong ngành rượu bia sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu và mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay. Bởi các doanh nghiệp do dự trong đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, ông Bình cho rằng chính sách cần ưu tiên hơn trong giai đoạn này là tăng trưởng GDP, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đến từ cú sốc thuế quan toàn cầu.


Cũng theo dự thảo luật, nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 gram một 100 ml (nước ngọt) phải chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt. Ông Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng quyết định tăng thuế các mặt hàng như nước ngọt, bia rượu hay thuốc lá là vấn đề quan trọng do ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng.


Theo báo cáo của Ủy ban, dự báo đến 2030, có 2 triệu trẻ em Việt Nam sẽ bị béo phì. Do đó, ông Hạ cho rằng Việt Nam cần hài hòa lợi ích chung, tìm phương pháp, lộ trình điều chỉnh phù hợp.


Phương Dung









Bo Tai chinh de xuat lui tang thue tieu thu voi bia, ruou sang 2027


Bo Tai chinh de xuat lui lo trinh tang thue tieu thu dac biet voi bia, ruou sang nam 2027, thay vi 2026 nhu ke hoach.

Bộ Tài chính đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang 2027

Bộ Tài chính đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như kế hoạch.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá