Thai phụ bất ngờ vỡ túi ngực ở tuần thứ 32

Do thai nhi còn nhỏ, các bác sĩ chưa thể can thiệp phẫu thuật, buộc phải trì hoãn đến sát ngày sinh.


Đang mang thai ở tháng thứ 5, một phụ nữ 27 tuổi tại Hà Nội bất ngờ đau nhức dữ dội vùng ngực trái. Đi khám, chị bàng hoàng phát hiện túi ngực từng đặt cách đây 7 năm đã bị vỡ.


Tuy nhiên, do thai nhi còn nhỏ, các bác sĩ chưa thể can thiệp phẫu thuật, buộc phải trì hoãn đến sát ngày sinh nở.


Ngày 3/4, BS Nguyễn Minh Nghĩa, Giảng viên Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân mang thai lần ba, đến viện trong tình trạng đau tức ngực, tinh thần lo lắng.


Trước đó, chị từng nâng ngực bằng túi độn tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân.


"Trong quá trình mang thai, bệnh nhân bắt đầu thấy tức ngực bên trái kéo dài. Kết quả siêu âm cho thấy túi ngực bị vỡ. Đây là một trường hợp hiếm gặp khi đang mang thai. Gel silicon may mắn vẫn nằm trong lớp bao xơ (màng mô cơ thể tạo ra để bao bọc túi ngực) nên chưa lan rộng ra mô xung quanh.


Tuy vậy, bao xơ dày và cứng lại là nguyên nhân gây đau đớn nghiêm trọng cho thai phụ", BS Nghĩa phân tích.


Không thể phẫu thuật ngay vì thai còn nhỏ


Do thai nhi mới khoảng 20 tuần, việc gây mê và phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, các bác sĩ quyết định theo dõi sát và trì hoãn can thiệp cho đến tuần thai 36. Khi thai đã đủ trưởng thành, bệnh nhân được sinh mổ chủ động.


Sau sinh, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc dừng tiết sữa, chờ ổn định sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ đã bóc tách toàn bộ bao xơ viêm, lấy túi ngực bị vỡ ra và thay thế bằng túi mới mềm mại hơn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.


Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, tâm lý thoải mái, vết mổ lành tốt.


Túi ngực không phải "vĩnh viễn"


BS Nguyễn Minh Nghĩa cho biết, túi ngực có thể bị tổn thương từ trước hoặc trong thai kỳ, nhưng do không có dấu hiệu rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Khi mang thai, tuyến vú căng lên để chuẩn bị tiết sữa, kết hợp với bao xơ xung quanh túi ngực khiến thai phụ dễ cảm thấy đau tức, khó chịu hơn.


Một số nguyên nhân phổ biến gây vỡ túi ngực gồm: tác động ngoại lực mạnh, bị đâm phải bởi vật sắc nhọn (kim tiêm, kim chỉ), hoặc do chất lượng túi không đảm bảo, bị xuống cấp sau nhiều năm sử dụng.


Đáng chú ý, không ít người vẫn tin rằng túi ngực có thể "bền trọn đời" - điều bác sĩ khẳng định là hoàn toàn sai lầm.


Theo khuyến cáo, người từng nâng ngực nên thực hiện siêu âm, chụp chiếu định kỳ sau khoảng 7-10 năm để phát hiện sớm các vấn đề như bao xơ co thắt, rò rỉ, nứt vỡ túi ngực.


Ngay cả khi không có biểu hiện gì rõ rệt, việc chủ động kiểm tra sẽ giúp phát hiện bất thường kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, tụ dịch hay biến dạng vùng ngực.


Đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nếu có các triệu chứng như sưng đau, ngực biến dạng hoặc căng tức kéo dài bất thường, cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.









Thai phu bat ngo vo tui nguc o tuan thu 32


Do thai nhi con nho, cac bac si chua the can thiep phau thuat, buoc phai tri hoan den sat ngay sinh.

Thai phụ bất ngờ vỡ túi ngực ở tuần thứ 32

Do thai nhi còn nhỏ, các bác sĩ chưa thể can thiệp phẫu thuật, buộc phải trì hoãn đến sát ngày sinh.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá