Cuộc mổ `cân não’ chữa ung thư cho người bệnh tiểu đường, suy thận

TP HCM - Bà Lý, 67 tuổi, ung thư vú giai đoạn hai, đồng mắc tiểu đường, suy thận mạn giai đoạn 4, được bác sĩ tính toán kỹ cho ca mổ khó.


Bà Lý đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám sau hơn một năm mắc ung vú. Khi ấy, bệnh ở giai đoạn 0 nhưng bà không phẫu thuật do suy thận mạn giai đoạn 4, tiểu đường, tăng huyết áp. Nay ung thư vú tiến triển giai đoạn hai, xâm nhiễm mô vú xung quanh, bà suy nhược.


Các bác sĩ khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Nội thận - Lọc máu và Gây mê Hồi sức hội chẩn quyết định phẫu thuật cho bà Lý. BS.CKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích bà Lý bị suy thận nặng,không thể chuyển hóa các chất chuyển hóa của thuốc mê như bình thường. Tình trạng tiểu đường lâu năm khiến người bệnh có nguy cơ cao xơ cứng mạch máu, bệnh mạch vành, có nguy cơ nhồi máu cơ tim trước, trong và sau mổ. Các bác sĩ ổn định đường huyết để tránh biến chứng hôn mê bởi tăng đường huyết đột ngột hoặc hạ đường huyết khiến não tổn thương, chết não. Đồng thời, người bệnh được đảm bảo kiểm soát tốt kali và dịch đưa vào cơ thể do có nguy cơ phù phổi cấp, ngưng tim bất cứ lúc nào.


Êkíp xây dựng kế hoạch gây mê và phẫu thuật chi tiết, trong đó hạn chế dịch truyền, kiểm tra kỹ chỉ số kali máu trước khi gây mê. Bác sĩ chọn loại thuốc ít đào thải qua thận, ít ảnh hưởng lên tim bệnh nhân và có thể tự phân giải trong huyết tương, đảm bảo không tồn dư thuốc sau gây mê.


Trong cuộc mổ, bác sĩ đặt catheter đo huyết áp động mạch xâm lấn trên tay người bệnh nhằm đo huyết áp chính xác diễn biến theo thời gian thực, giúp phát hiện bất thường nhanh để điều chỉnh thuốc kịp thời. Trong khi đó, nếu đo huyết áp bằng tay, cần từ 30 đến 60 giây mới có kết quả, bác sĩ không thể xử lý kịp thời gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu lên não.


Liều lượng thuốc mê được cân nhắc chính xác và đi qua hệ thống máy monitor 10 thông số theo dõi sát diễn biến của người bệnh trong quá trình phẫu thuật như huyết áp, độ sâu gây mê, độ đau, mức độ dãn cơ, nhịp tim... Từ đó, bác sĩ gây mê xử trí nhanh chóng, kịp thời những thay đổi bất thường, đảm bảo cuộc mổ diễn ra theo đúng kế hoạch và an toàn.


ThS.BS.CKI Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ và êkíp cắt hạch gác cửa gửi giải phẫu bệnh, sau đó cắt tuyến vú trái. Sau 20 phút, kết quả từ phòng giải phẫu bệnh cho thấy ung thư vú đã di căn hạch nách, bà Lý được nạo toàn bộ hạch nách trái. Ngay sau đó, êkíp gây mê hồi sức truyền thuốc hóa giải dãn cơ cho người bệnh tỉnh, chuyển về phòng hồi tỉnh.


Kết quả xét nghiệm máu sau phẫu thuật cho thấy đường huyết, hồng cầu, chức năng thận của bà Lý ổn định. Bà xuất viện sau phẫu thuật 24 tiếng, sẽ được đặt buồng tiêmđể hóa trị và xạ trị khi tổng trạng và vết thương vùng ngực hồi phục nhằm ngăn ung thư tái phát.


"Ở giai đoạn này, bà Lý có tiên lượng sống sau 5 năm là 70%", bác sĩ Tấn nói, thêm rằng nếu phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tiên lượng sống của bà có thể lên đến 99% mà không cần hóa trị, xạ trị.


Bác sĩ Khương đánh giá nhờ tiến bộ trong điều trị ung thư vú, những năm gần đây tỷ lệ tử vong do bệnh này có xu hướng giảm. Dù vậy, người lớn tuổi, mắc nhiều bệnh nền thường chần chừ, trì hoãn điều trị bởi họ lo lắng nguy cơ biến chứng phẫu thuật. Do đó, khi gây mê cho những bệnh nhân này, bác sĩ sẽ điều chỉnh ổn định bệnh nền trước mổ và sử dụng các loại thuốc nhằm tránh biến chứng, giảm tác dụng phụ không đáng có cho người bệnh.


Nguyễn Trăm


*Tên nhân vật đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp







Cuoc mo 'can nao’ chua ung thu cho nguoi benh tieu duong, suy than


TP HCM - Ba Ly, 67 tuoi, ung thu vu giai doan hai, dong mac tieu duong, suy than man giai doan 4, duoc bac si tinh toan ky cho ca mo kho.

Cuộc mổ 'cân não’ chữa ung thư cho người bệnh tiểu đường, suy thận

TP HCM - Bà Lý, 67 tuổi, ung thư vú giai đoạn hai, đồng mắc tiểu đường, suy thận mạn giai đoạn 4, được bác sĩ tính toán kỹ cho ca mổ khó.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá