Tô Hoàng Ánh (quê Bình Định) cùng với Khánh Huyền (Hà Tĩnh) vừa nhận giải khuyến khích tại Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka khi lựa chọn đề tài nghiên cứu về sức mạnh mềm của Nhật Bản thông qua truyện tranh . Trò chuyện với VnExpress, Hoàng Ánh hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ giúp phụ huynh, thầy cô giáo có những định hướng phù hợp với nhu cầu giải trí của các bạn trẻ.
- Tại sao em và Khánh Huyền chọn chủ đề truyện tranh Manga để thực hiện đề tài nghiên cứu?
- Chúng em đang theo học chuyên ngành Nhật Bản học nên khi bắt đầu có ý tưởng nghiên cứu khoa học em và Huyền muốn tìm kiếm một đề tài văn hóa nào đó của Nhật Bản đang có tác động đến giới trẻ Việt Nam. Vượt qua những khác biệt về văn hóa và lịch sử Manga ngày càng được yêu thích và trở thành mặt hàng xuất khẩu văn hóa phổ biến nhất của Nhật Bản. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các trò chơi điện tử và đặc biệt là mạng xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động giải trí, song học sinh phổ thông tại Quy Nhơn vẫn có nhu cầu đọc truyện tranh Nhật Bản rất lớn.
Bên cạnh đó, Manga chứa đựng các yếu tố có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tâm sinh lý của học sinh. Vì vậy, chúng em thấy việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng đọc và ảnh hưởng của đến học sinh phổ thông tại địa phương là cần thiết.
- Quá trình triển khai đề tài này diễn ra như thế nào?
- Chúng em đã tìm hiểu, đọc và khảo lược gần 50 tác phẩm bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật của tác giả trong và ngoài nước. Chúng em còn tiến hành khảo sát bằng phiếu tại 6 trường phổ thông ( gồm 2 trường tiểu học, 2 trường THCS và 2 trường THPT) trong TP Quy Nhơn cùng với phỏng vấn sâu một số đối tượng.
Từ các dữ liệu ban đầu, chúng em nhận thấy: phần đông học sinh tại Quy Nhơn đều tiếp cận truyện tranh Nhật Bản với từ sớm (6-11 tuổi) bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó đọc online là phổ biến nhất. Mục đích của các bạn là giải trí, giảm áp lực trong học tập, cuộc sống.
Từ kết quả khảo sát, chúng em đánh giá mức độ tích cực trên ba khía cạnh: Thứ nhất, thị hiếu thẩm mỹ, ước mơ nghề nghiệp và nhân sinh quan, thế giới quan. Những nhân vật trong Manga Nhật Bản cùng với những tính cách của các nhân vật ấy đã tạo cho các em hiểu được những giá trị trong cuộc sống, biết trân trọng và yêu "cái đẹp".
Thứ hai, tình bạn, tình yêu, sự đoàn kết, sự sẻ chia, đặc biệt là tình cảm gia đình là những giá trị bất biến. Nó tạo cho con người động lực để vươn lên trong cuộc sống. Những giá trị ấy sẽ tồn tại mãi trong tâm hồn của các em.
Thứ ba, Nhật Bản còn giúp các em nhận biết được điều thiện, cái xấu, những điều nên làm và không nên làm, phát triển nhân sinh quan, thế giới quan, nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp, niềm đam mê của nhiều người. Nếu tiếp xúc với những có nội dung tốt sẽ góp phần tạo nên những nét tính cách tốt cho các em.
Tuy nhiên, các em cũng sử dụng những khoảng thời gian không phù hợp như trong giờ học tại nhà hoặc tại lớp để đọc ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian học tập và vui chơi của các em.
Về mặt tiêu cực, nghiên cứu của chúng em cũng làm rõ trên hai phương diện là "độc hại" và sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tư duy, suy nghĩ cũng như hành động và quan hệ giao tiếp của các em.
- Theo em, đề tài nghiên cứu này mang đến giá trị gì cho học sinh Quy Nhơn?
- Trong khuôn khổ của một công trình nghiên cứu khoa học sinh viên, chúng em chỉ ra những ảnh hưởng của Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại địa phương dựa trên những khảo sát thực tế ở khía cạnh như thị hiếu thẩm mỹ; ước mơ nghề nghiệp và nhân sinh quan, thế giới quan của học sinh.
Về thị hiếu thẩm mỹ: Nhiều em đọc truyện tranh Nhật Bản không chỉ bởi hình thức bên ngoài, mà còn lựa chọn bởi những giá trị văn hóa, xã hội được phản ánh trong nội dung tác phẩm. Có thể thấy, trong các tác phẩm được dịch ở Việt Nam đã thể hiện đầy đủ "đức tính trung thực" và "tình đồng đội, tình bạn bè". Từ chỗ chủ động lựa chọn "cái đẹp" trong Nhật Bản, các em học sinh cũng chịu ảnh hưởng ngược trở lại từ . Có thể thấy, "cái đẹp" trong hằn sâu trong tâm trí các em, từ đó phần nào làm thay đổi những nhận thức của các em về "cái đẹp".
Về ước mơ nghề nghiệp: Mỗi bộ thường gắn với một chủ đề hoặc một nghề nghiệp cụ thể nên bạn đọc có thể thu thập được nhiều kiến thức chuyên môn từ một cách dễ hiểu và sinh động hơn nhiều cách nghe giảng thụ động ở trường học. Truyện tranh không thể thay thế sách giáo khoa nhưng nó giúp cho những kiến thức chuyên môn gần gũi hơn và giúp người đọc có hứng thú hơn với việc tìm hiểu kiến thức. Chính vì thế nó đã ít nhiều ảnh hưởng đến ước mơ nghề nghiệp của các em sau này.
Thông qua đọc, các em biết đến nhiều hơn nước Nhật. Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến việc gia tăng số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Theo số liệu của JASSO (Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản), tính đến ngày 1/5/2021, có 242.444 du học sinh tại Nhật Bản, trong đó Việt Nam có số du học sinh xếp thứ 2 sau Trung Quốc với 49.469 (chiếm 20,4%).
Nhân sinh quan, thế giới quan: không những giúp các em hiểu được giá trị và tinh thần của người dân Nhật Bản, mà truyện tranh còn ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh phổ thông về thế giới quan, giá trị quan, góp phần thúc đẩy sự nỗ lực trong mỗi cá nhân các em. Trong quá trình khảo sát, chúng em nhận thấy, chính những tố chất "hiện thực" của các nhân vật đã giúp các em tìm thấy hình ảnh của chính mình trong đó. Thế nên, các em có những xúc cảm một cách tự nhiên khi đọc, từ đó góp phần hình thành những nhân cách đáng quý ở tuổi mới lớn.
- Thông điệp chính các em muốn gửi gắm trong đề tài nghiên cứu này là gì?
- Chúng em muốn góp phần giúp nhà trường, gia đình có cơ sở để tham khảo, định hướng giáo dục cho học sinh và quản lý loại hình văn hóa đọc nói riêng và các tác phẩm văn hóa giải trí khác. Các bậc cha mẹ, thầy cô là những người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các em học sinh tiếp cận những tác phẩm giải trí lành mạnh.
Không nên cấm các em tiếp cận đến các nguồn giải trí vì có thể sẽ tạo ra phản ứng ngược. Người lớn nên bớt thời gian giúp các em lựa chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, cùng các em đọc, bàn luận,hướng các em đến các chân, thiện, mỹ.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến nhu cầu giải trí của con em mình để phát hiện, ngăn chặn sớm cái xấu của các tác phẩm văn hóa độc hại trước khi quá muộn. Cha mẹ khuyến khích các em đọc đa dạng các thể loại sách báo.
Hồi tháng 7, em may mắn được tham gia hỗ trợ phiên dịch cho Hội nghị gặp gỡ Bình Định - Nhật Bản, nên em càng cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ hợp tác ngày càng khăng khít giữa hai nước. Vì vậy, thông nghiên cứu này chúng em mong muốn góp một phần nhỏ bé để gửi đến bạn đọc hiểu hơn về nền văn hóa Nhật Bản, một sức mạnh mềm của nước Nhật trong quá trình lan tỏa văn hóa ra bên ngoài.
Minh Hiền
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka là giải thưởng dành cho các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên do Thành Đoàn TP HCM phối hợp cùng ĐHQG TP HCM thực hiện, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ là đơn vị thường trực Ban tổ chức. Giải thưởng được sự đồng hành từ Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, Quỹ Xã hội từ thiện Tâm Nguyện Việt, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF - VinBigdata)...
Năm 2023, Ban tổ chức đã trao 14 giải nhất, 14 giải nhì, 19 giải ba và 131 giải khuyến khích ở 14 lĩnh vực cho các tác giả, nhóm tác giả tham gia. Các đề tài tham gia giải thưởng được đánh giá có hàm lượng khoa học cao, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.