Những hiểu lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng

Hiểu nhầm bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị bằng cạo gió, xông hơi, khỏi bệnh khi hết sốt khiến nhiều người bệnh chủ quan dẫn tới trở nặng, nguy kịch.


Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC bệnh sốt xuất huyết trở nặng do chậm trễ điều trị, có thể dẫn đến sốc, thở máy, có ca tử vong. Những quan niệm sau đây khiến người dân bỏ lỡ "giai đoạn vàng" chữa trị:


Chỉ cạo gió, xông hơi sẽ khỏi bệnh


Những phương pháp này giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi và giải cảm lạnh, trúng gió. Tuy nhiên, bệnh nhân sốt xuất huyết nếu dùng những cách này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Bác sĩ Phong giải thích virus gây sốt xuất huyết làm tổn thương các tế bào sản xuất tiểu cầu, khiến số lượng tiểu cầu giảm. Khi đó, cơ thể rất dễ bị chảy máu dù chỉ là những va chạm nhẹ. Do đó, cạo gió, cắt lễ có thể gây chảy máu kéo dài, bầm tím, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm vì cơ thể không còn khả năng cầm máu hiệu quả.


Trong giai đoạn sốt, người bệnh đã mất nhiều nước và chất điện giải qua mồ hôi và hơi thở. Nếu tiếp tục xông hơi, làm nóng cơ thể để ra thêm mồ hôi sẽ càng làm tình trạng mất nước và rối loạn điện giải trầm trọng hơn. Bệnh nhân dễ mệt mỏi, tụt huyết áp, thậm chí sốc và suy đa cơ quan.


Hết sốt là khỏi bệnh


Sốt xuất huyết thường diễn tiến qua ba giai đoạn chính là sốt - nguy hiểm - hồi phục. Theo đó, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, tiến vào giai đoạn nguy hiểm. Song, nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh.


Theo bác sĩ Phong, giai đoạn này virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu, xuất huyết biểu hiện qua chảy máu cam, chảy máu chân răng... Tùy vào mức độ, bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Do đó, đây là giai đoạn cần được theo dõi sát sao, nhập viện kịp thời.


Người bệnh nếu có các dấu hiệu bất thường như nôn kéo dài, đau bụng dữ dội, tích tụ dịch, chảy máu niêm mạc, lờ đờ, bồn chồn, chóng mặt... cần nhập viện.


Truyền nước biển sẽ mau khỏe


Theo bác sĩ Phong, sốt cao trong thời gian dài khiến cơ thể bệnh nhân thường gặp tình trạng thiếu nước và điện giải. Người bệnh thường đau đầu, nhức mỏi cơ thể vì virus giảm thể tích, cô đặc máu khiến oxy khó vào não. Do đó, nhiều người chọn cách truyền dịch để bổ sung nước và các chất cần thiết, cân bằng các chất điện giải.


Tuy nhiên, bác sĩ Phong khuyến cáo, việc truyền dịch cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và giám sát của nhân viên y tế. Bệnh nhân phải được truyền dịch tại cơ sở y tế uy tín, không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Lý do, thành phần có trong dịch truyền có thể gây ra phản ứng dị ứng, thậm chí sốc phản vệ. Ngoài ra, cần kiểm soát liều lượng, tốc độ truyền, nếu quá nhanh hoặc nhiều có thể gây quá tải dẫn đến suy tim, phù phổi cấp, tăng nguy cơ tử vong.


Thay vì truyền dịch, bác sĩ Phong khuyên người mắc sốt xuất huyết bù nước, điện giải bằng dung dịch Oresol, nước ép trái cây, rau củ quả và ăn thức ăn mềm như cháo, súp.


Chỉ mắc sốt xuất huyết một lần trong đời


Đây cũng là quan niệm sai. Bác sĩ Phong cho biết sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có 4 type huyết thanh gây bệnh là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4, lưu hành phổ biến ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh.


Do đó, một người có thể mắc bệnh bốn lần và cơ thể chỉ tạo miễn dịch với từng type virus đã mắc, không có khả năng phòng ngừa chéo giữa các type.


Khi mắc sốt xuất huyết lần hai, bệnh nhân có thể gặp biến chứng nặng hơn lần đầu. Nguy cơ trở nặng cao hơn ở nhóm bệnh nền, người lớn tuổi, mẹ bầu, trẻ em.


Vaccine chỉ dành cho người chưa mắc bệnh


Theo bác sĩ Phong, nhiều người cho rằng khi đã mắc bệnh thì không cần tiêm vaccine. Thực tế, kháng thể sản sinh sau khi mắc sốt xuất huyết duy trì khoảng 6 tháng, sau đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh.


Hiện bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Vaccine giúp phòng 4 type huyết thanh virus Dengue, hiệu quả ngăn bệnh lên đến hơn 80% đồng thời giảm nguy cơ nhập viện hơn 90%. Nghiên cứu cho thấy vaccine hiệu quả tương đương giữa người mắc và từng bị sốt xuất huyết, phòng tái nhiễm cho người từng mắc.


Lịch tiêm gồm hai mũi cách nhau ba tháng. Trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn đều có thể tiêm chủng, không cần xét nghiệm sàng lọc trước khi tiêm. Phụ nữ nên tiêm vaccine trước ba tháng hoặc tối thiểu một tháng trước khi mang thai.


Bên cạnh vaccine, mọi người cần giữ môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Các dụng cụ chứa nước cần được đóng kín, thả cá để diệt bọ gậy. Mọi người nên mặc quần áo dài tay, ngủ màn ngay cả ở ban ngày để tránh bị muỗi đốt.


An Hoa









Nhung hieu lam khien sot xuat huyet tro nang


Hiẻu nhàm bẹnh sót xuát huyét có thẻ dièu trị bàng cao gio, xong hoi, khỏi bẹnh khi hét sót khien nhièu nguòi bẹnh chủ quan dãn tói tro nang, nguy kich.

Những hiểu lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng

Hiểu nhầm bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị bằng cạo gió, xông hơi, khỏi bệnh khi hết sốt khiến nhiều người bệnh chủ quan dẫn tới trở nặng, nguy kịch.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá