Nhớ lại khoảnh khắc Vietjet lên sàn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ con số ấn tượng

Phó Chủ tịch HĐQT HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng chúng ta đang chứng kiến một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới: Bản lĩnh, tử tế, và mang tầm vóc quốc tế.


Chìa khóa để kinh tế Việt Nam tăng tốc


Tại hội nghị đầu tư sáng 9/7 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, CEO Vietjet Air cho rằng: Những doanh nghiệp tư nhân không chỉ mang giá trị kinh tế cho Việt Nam mà còn mang trong mình một văn hóa kinh doanh đậm bản sắc dân tộc, tinh thần trách nhiệm xã hội và khát vọng phụng sự.


Nói về bộ trang phục, bà Thảo chia sẻ: “Chính bộ vest này, tôi đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VJC trên sàn HoSE. Từ đó đến nay, giá trị của cổ phiếu Vietjet đã tăng lên khoảng 5 lần. Những nhà đầu tư tham gia từ giai đoạn trước IPO (khoảng 5 năm trước) thì giá trị khoản đầu tư thậm chí đã tăng tới 100 lần”.


Nữ CEO của Vietjet Air kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào AI, blockchain, kinh tế tuần hoàn và công nghệ make in Việt Nam

Theo bà Thảo, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã xác định kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong tạo việc làm, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu tới năm 2030, khu vực này đã đóng góp tới 65% GDP quốc gia


Nữ CEO của Vietjet Air kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào AI, blockchain, kinh tế tuần hoàn và công nghệ make in Việt Nam. Đây sẽ là chìa khóa để Việt Nam tăng tốc trong thời gian tới.


“Việt Nam hôm nay là một Việt Nam mới, năng động và hội nhập, tăng trưởng nhanh nhất khu vực và đang cải cách mạnh mẽ. Đây là thời điểm vàng để đầu tư vào các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, những doanh nghiệp đã góp phần xây dựng tương lai bền vững, nhân văn và thịnh vượng”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo nói.


2025 khánh thành sân bay Long Thành, 2026 khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam


Chia sẻ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định Việt Nam đang quyết liệt thực hiện cơ cấu đổi mới kinh tế toàn diện và thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đạt mục tiêu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.


Quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ nhằm huy động mọi nguồn lực được thể hiện qua 4 nghị quyết của Bộ Chính trị, còn gọi là “Bộ tứ trụ cột”, bao gồm: Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết 57 về đột phá khoa học, công nghệ; và Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng pháp luật.


Vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung 28 luật, tạo cơ sở thu hút nguồn lực, tập trung cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.


Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thu hút nguồn lực, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch.


Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh: TCB

Năm 2025 là một năm đầy thử thách khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự cạnh tranh ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng minh được khả năng ứng phó trước những biến động.


6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,52%, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 8% trong cả năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 432 tỷ USD, vượt 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách đạt 1,33 triệu tỷ đồng, vượt 28,3% so với cùng kỳ. Giai đoạn 2026-2030, Việt Nam quyết tâm đạt mức tăng trưởng GDP từ 10% trở lên.


Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2025 sẽ là năm bứt phá về cơ sở hạ tầng khi 6 tháng đầu năm đã hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc và khánh thành giai đoạn I sân bay Long Thành, sân bay có quy mô lớn thứ 6 trên thế giới. Các đơn vị thi công đang tích cực hoàn thiện và sẽ khánh thành trong năm nay.


Dự án đường sắt cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng mức đầu tư 8 tỷ USD, cũng chuẩn bị được khởi công.


Bên cạnh đó, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được khởi công trong năm 2026. Với vận tốc thiết kế tối đa 350km/giờ, chiều dài 1.540km từ Hà Nội đi TPHCM, sau đó hướng đến Cà Mau. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 67 tỷ USD.


Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ cam kết sát cánh, đồng hành cùng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông đề nghị các nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, chế biến,...


“Chính phủ sẽ kiến tạo một nền kinh tế hội nhập, minh bạch, phát triển và bao trùm. Chúng tôi cam kết đối xử công bằng với mọi thành phần kinh tế, sát cánh cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và cắt giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính”, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nói.









Nho lai khoanh khac Vietjet len san, ba Nguyen Thi Phuong Thao tiet lo con so an tuong


Pho Chu tich HDQT HDBank Nguyen Thi Phuong Thao cho rang chung ta dang chung kien mot the he doanh nhan Viet Nam moi: Ban linh, tu te, va mang tam voc quoc te.

Nhớ lại khoảnh khắc Vietjet lên sàn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ con số ấn tượng

Phó Chủ tịch HĐQT HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng chúng ta đang chứng kiến một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới: Bản lĩnh, tử tế, và mang tầm vóc quốc tế.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá