Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025

Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) với các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Đây là mức điểm tối thiểu thí sinh cần đạt được để đăng ký vào trường.


Cụ thể, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải có điểm sàn từ 16 trở lên (thang điểm 30). Với phương thức xét bằng học bạ, mức điểm sàn từ 18.


Trong khi đó, xét bằng kết quả thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức (SPT), điểm sàn từ 13,25/30 trở lên.


Nhà trường cho biết, các mức điểm sàn trên áp dụng cho tất cả các chuyên ngành/chương trình đào tạo. Riêng ngành Luật, điểm sàn tối thiểu 18; trong đó nếu tổ hợp xét tuyển chỉ có môn Toán hoặc môn Ngữ văn thì điểm môn Toán hoặc môn Văn phải đạt từ 6 trở lên, nếu tổ hợp xét tuyển có cả môn Toán và môn Văn thì tổng điểm của 2 môn phải từ 12 trở lên.


Trường xét từ 40,18/100 điểm với kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội (TSA); điểm sàn 56,75/150 với kết quả Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (HSA). Mức điểm này không áp dụng cho ngành Luật và Ngôn ngữ Anh.


Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải cho hay, điểm sàn chưa bao gồm điểm thưởng, điểm ưu tiên khu vực hay đối tượng.


Năm 2025, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tuyển sinh 6.500 sinh viên, tăng 800 chỉ tiêu so với năm ngoái, bằng 6 phương thức xét tuyển gồm: điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025; học bạ; các kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy; tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.


Ở phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, công thức tính điểm xét tuyển như sau:


Điểm xét tuyển (tối đa 30) = Tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có).


Nếu tổng điểm 3 môn từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10), công thức tính điểm ưu tiên là:


Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD-ĐT.


Trường hợp tổng điểm 3 môn dưới 22,5, thí sinh được cộng toàn bộ điểm ưu tiên và không cần áp dụng công thức; thí sinh tốt nghiệp trước năm 2024 không hưởng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (theo quy định của Bộ GD-ĐT).


Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS) được quy đổi điểm tương đương với môn tiếng Anh. Bảng quy đổi như sau:


Nếu thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2025 cao hơn so với điểm quy đổi, trường sẽ lấy điểm thi để tính điểm xét tuyển, ngược lại sẽ lấy điểm quy đổi để tính điểm xét tuyển.


Ở phương thức xét tuyển học bạ, công thức tính điểm xét tuyển là:


Điểm xét tuyển = Điểm tổ hợp môn (THM) + Điểm thưởng (nếu có) + Điểm ưu tiên (nếu có).


Điểm THM = M1 + M2 + M3 trong đó M1, M2, M3 là trung bình cộng điểm cả năm của ba năm lớp 10, 11, 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển.


Thí sinh được cộng điểm thưởng nếu đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn; có IELTS tối thiểu 4.5. Những thí sinh có kết quả học tập cả năm được đánh giá tốt (học lực giỏi trở lên), riêng học sinh thi theo chương trình THPT 2006 đạt học sinh giỏi tối thiểu một năm cũng thuộc diện này.


Bảng quy đổi điểm thưởng (thang 10) như sau:


Trường ĐH Ngoại ngữ công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.
Bộ Giáo dục công bố: 25 điểm khối C bằng 21,35 điểm khối D Bộ GD-ĐT vừa công bố gợi ý cách quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025.