Suýt phải cắt bỏ chân chỉ vì vết loét nhỏ

TP HCM - Ông Kim Eng, 71 tuổi, người Campuchia, suýt mất cả bàn chân vì một vết loét nhỏ biến chứng thành hoại tử nặng, do tắc động mạch chi dưới không được chẩn đoán sớm.


Ban đầu, ông Kim Eng phải cắt bỏ ba ngón chân tại một bệnh viện với chẩn đoán biến chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, vết mổ không lành và tình trạng hoại tử tiếp tục lan rộng, đe dọa các ngón chân còn lại. Khi đến Bệnh viện Quốc tế City, ngón chân thứ 4 của ông đã chuyển màu đen, dịch ứ đọng ở vị trí ba ngón đã cắt cụt. Ông đau nhức dữ dội với nguy cơ phải cắt bỏ toàn bộ bàn chân.


Nhiễm trùng lan rộng gây nóng rát từ bàn chân lên tới cẳng chân, kèm theo hiện tượng giật cơ liên tục khiến ông mất ngủ và kiệt sức. Bệnh đái tháo đường mà ông mắc phải còn làm trầm trọng thêm tình trạng hoại tử.


Ngày 7/7, ThS.BS Trần Quốc Thành, giám đốc điều hành bệnh viện, cho biết siêu âm doppler mạch máu chi dưới đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây hoại tử chân. Cụ thể, bệnh nhân bị xơ vữa gây tắc nhiều động mạch chi dưới, khiến máu không thể nuôi dưỡng mô mềm bàn chân, điều mà các bác sĩ trước đó đã bỏ sót.


Các bác sĩ nhiều chuyên khoa Tim mạch - Nội tiết - Thần kinh - Chấn thương chỉnh hình hội chẩn, quyết định can thiệp tái thông mạch máu, khoan phá mảng xơ vữa gây tắc hoàn toàn động mạch đùi nông và tái thông động mạch chày trước, đồng thời đặt stent mở đường máu xuống bàn chân. Đây là bước then chốt giúp mô hoại tử không lan rộng thêm và mở ra hy vọng bảo tồn chi.


Ba ngày sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử, tạo hình mỏm cụt, đảm bảo tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng sau này. Trải qua gần hai tuần chăm sóc tích cực, tình trạng hoại tử được kiểm soát. Vết thương lành tốt, bệnh nhân không còn dấu hiệu nhiễm trùng, tuần hoàn chân trái cải thiện rõ rệt, có thể đi lại nhẹ nhàng.


Theo BS.CK1 Lê Văn Tuyến, Khoa Tim mạch, tắc nghẽn động mạch cấp máu bàn chân là tình trạng thường xảy ra ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, như hút thuốc lá, tuổi cao hoặc có các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Biểu hiện là những cơn đau tại cẳng chân hoặc bàn chân, thường xuất hiện khi đi lại khiến cho bệnh nhân không thể đi xa, nặng nề hơn tình trạng thiếu máu có thể gây hoại tử, lở loét các đầu ngón chân.


Khi đó, bệnh nhân cần được xử trí sớm, chẩn đoán chính xác tình trạng tắc nghẽn mạch máu để có những phương án tái thông mạch máu phù hợp như can thiệp tái thông mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch máu. Điều này nhằm tránh dẫn đến hậu quả nặng nề như hoại tử, đoạn chi, thậm chí tử vong.


Bác sĩ khuyến cáo người có những yếu tố nguy cơ hoặc có các triệu chứng như trên cần được thăm khám đánh giá tình trạng xơ vữa gây nghẽn hẹp mạch máu, từ đó có những điều trị dự phòng như thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc tái thông mạch máu trước khi có những biến chứng xảy ra.


Lê Phương









Suyt phai cat bo chan chi vi vet loet nho


TP HCM - Ong Kim Eng, 71 tuoi, nguoi Campuchia, suyt mat ca ban chan vi mot vet loet nho bien chung thanh hoai tu nang, do tac dong mach chi duoi khong duoc chan doan som.

Suýt phải cắt bỏ chân chỉ vì vết loét nhỏ

TP HCM - Ông Kim Eng, 71 tuổi, người Campuchia, suýt mất cả bàn chân vì một vết loét nhỏ biến chứng thành hoại tử nặng, do tắc động mạch chi dưới không được chẩn đoán sớm.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá