Bệnh nhân cho biết thường xuyên đi rừng, thích ăn món sống, uống nước trên khe suối, mấy năm nay không tẩy giun, sán. Anh từng rút ra con giun dài 30 cm nhưng chủ quan không đi khám.
Ngày 6/5, bác sĩ Trung tâm Y tế Tân Sơn cho biết xét nghiệm xác định bệnh nhân bị nhiễm giun rồng, đoạn trắng kéo ra là ký sinh trùng này. Giun ký sinh ba vị trí ở cẳng tay, kheo chân và lưng gây áp xe, sưng mủ, nhiễm trùng, tình trạng nặng.
Hiện, bệnh nhân tiếp tục điều trị triệu chứng, giảm đau.
Giun rồng tên khoa học là Dracunculus medinensis, gây bệnh ở người và động vật, lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu tuổi lao động.
Giun rồng lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu tuổi lao động.
Người mới nhiễm giun rồng thường không có triệu chứng đặc biệt. Khoảng một năm sau, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú. Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ ra tiết dịch vàng.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi; sử dụng dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa...), vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống. Nấu chín thực phẩm thủy sinh như ếch, cá, tôm...
Thùy An