Công ty Mỹ xây nhà máy tái chế polyester và cotton đầu tiên trên thế giới

Circ, công ty tái chế dệt may Mỹ, xây nhà máy tái chế sợi polycotton - loại sợi vốn khó tái chế, được pha trộn giữa polyester và cotton.


Thông tin trên được chính phủ Pháp công bố vào 16/5. Nhà máy tại Saint-Avold, Pháp, có vốn đầu tư 500 triệu USD (khoảng 450 triệu EUR), do công ty tái chế dệt may Circ xây dựng. Khoản vốn trên từ nguồn hỗ trợ của chính phủ Pháp và Liên minh châu Âu (EU), được rót dưới dạng đầu tư cổ phần và cho vay.


Với quy mô xử lý tới 70.000 tấn mỗi năm, đây là nhà máy đầu tiên thu hồi bông (cotton) ở quy mô công nghiệp. Circ sử dụng công nghệ thủy nhiệt để phân hủy polyester mà không làm hỏng bông, sau đó thu hồi cả hai chất liệu này trong cùng một quy trình, và tái sử dụng.


Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động năm 2028, tạo việc làm cho 200 lao động.


Peter Majeranowski, Giám đốc điều hành Circ, nói đây là bước ngoặt cho ngành công nghiệp thời trang. Hiện hầu hết quần áo được sản xuất từ sợi hỗn hợp polyester và cotton, khiến hoạt động tái chế trở nên khó khăn. Trong khi đó, EU hướng tới các nỗ lực tái chế, hình thành nền kinh tế tuần hoàn nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.


Ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, sử dụng nhiều năng lượng hơn so với ngành hàng không và vận tải biển cộng lại, theo Liên Hợp Quốc. Ngành công nghiệp này cũng tiêu thụ nước lớn, gây ô nhiễm nguồn nước.


Nhiều công ty đang phát triển công nghệ nhằm tái chế hàng triệu tấn chất thải polycotton mỗi năm, trong bối cảnh các nhà bán lẻ muốn đánh bóng thông tin, đồng thời đáp ứng các quy định chặt chẽ hơn về tính bền vững.


Circ là doanh nghiệp hiếm hoi tái chế được polycotton với công nghệ "từ sợi sang sợi", có trụ sở chính tại Danville, Virginia, một trung tâm sản xuất dệt may trước đây tại Mỹ. Hai tháng trước, họ gọi vốn thành công 25 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư Taranis, Carbon Ventures, hãng thời trang Inditex (công ty sở hữu Zara) và công ty khoa học vật liệu Avery Dennison.


Vật liệu tái chế của công ty đã được nhiều thương hiệu sử dụng, gồm Zara, Mara Hoffman, United Arrows, Christian Siriano. Đây là mô hình tương lai cho các nhà máy tương tự trong lĩnh vực tái chế, bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các doanh nghiệp muốn đạt mục tiêu khí hậu. "Chúng tôi nhận sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, từ Nam Á, Đông Á, tất nhiên cả ở Mỹ, Canada, Australia", Majeranowski nói.


Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã chấp thuận chương trình viện trợ 500 triệu EUR (khoảng 560 triệu USD) của Pháp nhằm hỗ trợ công nghệ tái chế hóa chất một số loại rác nhựa, bao gồm khay, màng, vật liệu dệt may chứa polyester, nhằm tuần hoàn quy trình sản xuất và tiêu dùng, hướng tới mục tiêu trung hòa khí hậu.


Bảo Bảo (theo Reuters)









Cong ty My xay nha may tai che polyester va cotton dau tien tren the gioi


Circ, cong ty tai che det may My, xay nha may tai che soi polycotton - loai soi von kho tai che, duoc pha tron giua polyester va cotton.

Công ty Mỹ xây nhà máy tái chế polyester và cotton đầu tiên trên thế giới

Circ, công ty tái chế dệt may Mỹ, xây nhà máy tái chế sợi polycotton - loại sợi vốn khó tái chế, được pha trộn giữa polyester và cotton.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá