Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể được ưu đãi để nghiên cứu khoa học

Nhiều cơ chế ưu đãi được đề xuất nhằm thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển nghiên cứu khoa học.


Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến, trong đó đề xuất Nhà nước tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; kết hợp đào tạo với nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để nâng cao hiệu quả giáo dục.


Tại Điều 41, dự luật đề cập chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế, ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ các cơ sở trong nước cung cấp dịch vụ đào tạo ra nước ngoài. Nhà nước cũng ưu tiên bố trí kinh phí, hỗ trợ giảng viên và giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trong các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, công nghệ mới phục vụ chiến lược phát triển quốc gia.


Dự luật cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thu hút giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trình độ cao tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.


Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính sách mới nhằm thể chế hóa Kết luận 91 của Trung ương, tập trung hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo.


Dự luật định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hội nhập và gắn với thị trường lao động. Mục tiêu là điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế số như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn, vật liệu mới.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá giáo dục nghề nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở các ngành kinh tế mũi nhọn. Việc đào tạo các lĩnh vực công nghệ cao như chế tạo vi mạch, sinh học, vật liệu mới còn thiếu chủ động và thiếu các giải pháp căn cơ.


Do đó, một trong những định hướng lớn của lần sửa luật này là ưu tiên nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp một cách đồng bộ, từ đội ngũ, cơ sở vật chất đến chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và cách mạng khoa học - công nghệ.


Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội thảo luận và thông qua tại Kỳ họp thứ 10, vào tháng 10/2025.


Sơn Hà


Góp ý kiến tạoBạn có thể đặt mọi câu hỏi, vấn đề về Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số trực tiếp cho Bộ Khoa học và Công nghệGửi góp ý







Co so giao duc nghe nghiep co the duoc uu dai de nghien cuu khoa hoc


Nhieu co che uu dai duoc de xuat nham thuc day cac co so giao duc nghe nghiep nang cao chat luong dao tao, day manh hop tac quoc te va phat trien nghien cuu khoa hoc.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể được ưu đãi để nghiên cứu khoa học

Nhiều cơ chế ưu đãi được đề xuất nhằm thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển nghiên cứu khoa học.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá