Bộ trưởng Nội vụ: Xây dựng KPI cho công chức theo vị trí việc làm

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Chính phủ sẽ chọn lọc kinh nghiệm các nước, căn cứ vào đặc thù công vụ Việt Nam và vị trí việc làm để xây dựng hệ thống KPI cho công chức.


Giải trình một số nội dung về dự Luật Cán bộ công chức sửa đổi chiều 14/5, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết điểm mới quan trọng nhất là liên thông đội ngũ công chức từ cấp xã lên Trung ương và thiết kế lại nền công vụ phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới.


Dự luật lần này xác định chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, là nền tảng vận hành toàn bộ bộ máy hành chính. Đây là căn cứ phân bổ biên chế, nhân lực và tuyển dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đào tạo, khen thưởng cũng như trả lương. Việc đánh giá cán bộ vì thế cũng phải chuyển từ định tính sang định lượng, có minh chứng, sản phẩm theo vị trí việc làm và chức trách được giao.


Bộ sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công chức trên cơ sở áp dụng công nghệ, dữ liệu số về công vụ, công chức. "Bộ sẽ chọn lọc kinh nghiệm các quốc gia có nền công vụ hiện đại, kết hợp giữa đánh giá theo KPI, đặc thù công vụ Việt Nam và kết quả định lượng theo vị trí việc làm", Bộ trưởng nói. Các yếu tố này sẽ giúp việc đánh giá được thực chất, công khai và minh bạch. Đây là cơ sở để xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời".


Theo dự luật, công chức sẽ được xếp loại theo bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình đánh giá dựa trên kết quả, sản phẩm công việc theo vị trí đảm nhiệm, mức độ đáp ứng yêu cầu và đạo đức công vụ.


Phát biểu trước đó, đại biểu Lê Đào An Xuân (Phó đoàn Phú Yên) đồng tình việc Chính phủ đổi mới mạnh mẽ cách đánh giá cán bộ công chức, chuyển từ cảm tính sang minh bạch, từ hình thức sang thực chất. Theo nữ đại biểu, Chính phủ cần cụ thể hóa tiêu chí, nguyên tắc đạo đức cần tuân thủ với các cá nhân có thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức.


Theo đó, tiêu chí về kết quả công việc cần định lượng rõ ràng, giống như cách khu vực tư đang đánh giá dựa trên chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Bà Xuân đề xuất KPI của từng cá nhân phải gắn với hành trình phát triển công việc của công chức. Ở khu vực công, nhiều công việc mang tính dài hạn, kết quả thể hiện gián tiếp. Nếu dùng KPI để chấm điểm theo quý, năm sẽ rất khó khích lệ người dám làm, dám theo đuổi, chịu trách nhiệm.


"Chỉ số đánh giá cần được thiết kế như tấm bản đồ phát triển tác động thật vào con đường tiến bộ, phát triển của công chức, thay vì chấm điểm hành chính. Như vậy mới khơi dậy được đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ", bà Xuân nói.


Vì vậy, bà cho rằng muốn đánh giá hiệu quả thực chất phải đi kèm hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ như số hóa quy trình, phân quyền rõ ràng, cơ chế hỗ trợ minh bạch. Nếu không, bà lo ngại KPI sẽ tạo thêm thủ tục hành chính mà không cải thiện hiệu quả.


Theo nữ đại biểu, dự luật cần tăng cường vai trò của người đứng đầu, chính là người sử dụng lao động với cơ chế rõ ràng về trách nhiệm đánh giá đa chiều. Họ phải nhìn nhận thấu đáo về chuyên môn, năng lực và tinh thần của cấp dưới.


Ngược lại, người đứng đầu phải có quyền hạn về tổ chức nhân sự trong cơ quan, xây dựng đội ngũ cấp dưới hiệu năng, hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để làm được điều này, các quy định trong luật phải trao thẩm quyền rõ ràng, tránh việc người đứng đầu vẫn phải lệ thuộc vào những câu chuyện "tình nghĩa, nể nang, ngại va chạm", không dám đưa ra khỏi bộ máy những công chức yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.


Theo bà, nếu công cụ đánh giá là để chấm điểm cuối năm thì cơ quan nào cũng "có những con số đẹp nhưng không thay đổi được bản chất". Vì vậy, KPI phải là công cụ định hướng dẫn dắt và phát triển đội ngũ thì đất nước mới có nền công vụ trưởng thành, chuyên nghiệp, thực chất để thu hút người tài.


Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó đoàn Hải Dương) cho rằng hệ thống đánh giá cán bộ phải dựa trên đầu ra và hiệu quả công vụ, thay vì hình thức, quy trình. Nhà nước cần có cơ chế thử thách và lựa chọn nhân tài linh hoạt, đặc biệt ở những vị trí cần sáng tạo, đổi mới. Người đứng đầu được trao quyền trong việc phát hiện, đề xuất và sử dụng người tài, nhưng đồng thời phải đi kèm cơ chế giám sát, đánh giá khách quan.


Bà Nga cũng đề nghị đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm. Bà đề xuất xây dựng riêng khung đánh giá cho các vị trí việc làm có tính chất khác nhau, không dùng chung như hiện nay.


Mỗi vị trí việc làm của công chức sẽ có những nội dung công việc khác nhau, kết quả đầu ra, sản phẩm của công việc khác nhau. Nếu dùng chung một khung tiêu chí đánh giá cho tất cả các vị trí việc làm thì sẽ khó có thể đánh giá toàn diện và công bằng.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng để đánh giá được kết quả, sản phẩm của một công chức được xuyên suốt thì việc đánh giá phải được thực hiện liên tục theo quý, 6 tháng, một năm. Cùng với đó, bà đề xuất cơ chế giám sát chéo từ đồng nghiệp và người đân, đảm bảo khách quan toàn diện, hạn chế cảm tính từ người đứng đầu.


Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này vào ngày 24/6.


Sơn Hà









Bo truong Noi vu: Xay dung KPI cho cong chuc theo vi tri viec lam


Bo truong Pham Thi Thanh Tra cho biet Chinh phu se chon loc kinh nghiem cac nuoc, can cu vao dac thu cong vu Viet Nam va vi tri viec lam de xay dung he thong KPI cho cong chuc.

Bộ trưởng Nội vụ: Xây dựng KPI cho công chức theo vị trí việc làm

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Chính phủ sẽ chọn lọc kinh nghiệm các nước, căn cứ vào đặc thù công vụ Việt Nam và vị trí việc làm để xây dựng hệ thống KPI cho công chức.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá