Tội phạm môi trường sẽ bị phạt tiền tăng gấp 6 lần

Bộ Công an đánh giá tội phạm về môi trường nguy hại cho xã hội nhưng mức trách nhiệm hình sự quá nhẹ, vì thế đề xuất hình sự hóa hành vi xả thải, nâng 6 lần mức phạt tiền.


Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10/2025.


Dự án do Bộ Công an chủ trì soạn thảo gồm 3 phần, 26 chương, 433 điều. So với Bộ luật hiện hành đã giữ nguyên 181 điều, sửa đổi 245 điều, bỏ 18 điều.


Trong 6 điều được bổ sung có một điều mới liên quan đến tội phạm môi trường. Cụ thể, Điều 235a của Dự thảo xác định tội Xả trái phép chất thải thông thường ra môi trường là hành vi chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật chất thải rắn thông thường ra môi trường.


Hình phạt áp dụng với cả người làm dịch vụ môi trường và người không hoạt động trong lĩnh vực này. Tùy theo khối lượng chất thải bị xả trái phép, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.


Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 6 tỷ đồng, hoặc đình chỉ hoạt động 6 tháng đến 2 năm (Xem đầy đủ dự thảo điều luật mới tại đây).


Ngoài điều luật mới cho loại tội phạm này, trong dự thảo, Bộ Công an cũng đề xuất mức phạt cho tội Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236) cần "nặng gấp 6 lần hiện tại". Đây là mức cao nhất trong số nhiều tội đang được kiến nghị tăng mức phạt (chủ yếu đề xuất phạt gấp đôi mức hiện tại).


Theo điều 236 tại dự thảo, người nào có trách nhiệm mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật hoặc không thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ, có thể bị phạt tiền 300 triệu đồng đến 6 tỷ đồng, tùy khối lượng chất thải và tính chất tội phạm. Mức phạt hiện tại của tội này đang là 50 triệu đến một tỷ đồng.


Ngoài tiền phạt nặng gấp 6 lần, Bộ Công an cũng đề xuất tăng hình phạt tù tới 7 năm, thay vì 5 năm như Bộ luật Hình sự hiện tại.


Nếu phía phạm tội là pháp nhân thương mại, mức phạt tiền dự kiến tăng gấp đôi, từ 2-10 tỷ đồng (hiện tại 1-5 tỷ đồng). Hình phạt bổ sung vẫn được giữ nguyên là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ một đến 3 năm (xem điều luật dự kiến sửa đổi tại đây).


"Nặng tay" với tội phạm môi trường vì an toàn thế hệ tương lai


Về lý do bổ sung tội danh và tăng mức phạt với loại tội này, Bộ Công an cho rằng qua thực tiễn thi hành, đánh giá một số hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa được quy định là tội phạm.


Đồng thời, nhiều quy định về trách nhiệm hình sự còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe, chưa phù hợp với tình hình, diễn biến của tội phạm, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chưa góp phần giải quyết các vấn đề gây bức xúc trong xã hội, theo Bộ Công an.


Do đó, việc nâng mức hình phạt đối với một tội danh và một số hành vi, trong đó có tội phạm về môi trường, "nhằm đảm bảo tính răn đe", nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế và nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai...


Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường năm 2023 cho thấy nước thải sinh hoạt, làng nghề phát sinh ngày càng lớn trong khi hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, tổng lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại các đô thị chỉ khoảng 17%.


Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam khoảng 67.877 tấn/ngày nhưng tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 77%.


Năm 2023, có 24.682 vụ vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện, khởi tố, đề nghị khởi tố 606 vụ; xử phạt, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính 22.760 vụ.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường chưa được áp dụng triệt để. Tỷ lệ đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp, báo cáo nêu.


Hải Thư









Toi pham moi truong se bi phat tien tang gap 6 lan


Bo Cong an danh gia toi pham ve moi truong nguy hai cho xa hoi nhung muc trach nhiem hinh su qua nhe, vi the de xuat hinh su hoa hanh vi xa thai, nang 6 lan muc phat tien.

Tội phạm môi trường sẽ bị phạt tiền tăng gấp 6 lần

Bộ Công an đánh giá tội phạm về môi trường nguy hại cho xã hội nhưng mức trách nhiệm hình sự quá nhẹ, vì thế đề xuất hình sự hóa hành vi xả thải, nâng 6 lần mức phạt tiền.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá