Tại sao viêm tai xương chũm gây chóng mặt?

Mẹ tôi được chẩn đoán viêm tai xương chũm, ngoài nghe kém, còn thường xuyên chóng mặt. Tại sao người bệnh viêm tai xương chũm hay chóng mặt? (Thanh Thu, 40 tuổi, Bình Thuận)


Trả lời:


Xương chũm nằm sau xương thái dương, tiếp giáp với nhiều bộ phận khác như não, màng não, mạch máu và các dây thần kinh. Gần sát với xương chũm là hệ thống tiền đình, nằm ở tai trong giúp cơ thể giữ thăng bằng trong không gian ba chiều.


Viêm tai xương chũm xảy ra do vi khuẩn của các tế bào khí xương chũm bao quanh tai trong và tai giữa. Các tế bào khí ở xương chũm có tác dụng bảo vệ cấu trúc tai, điều chỉnh áp lực, bảo vệ xương thái dương khi bị chấn thương.


Viêm tai xương chũm là biến chứng của viêm tai giữa mạn tính không được điều trị dứt điểm, khiến nhiễm trùng lan rộng vào các khoang xương chũm sau tai. Bệnh không được điều trị kịp thời khiến các khí bào chũm (các hốc khí nằm trong xương chũm) viêm và nhiễm trùng lan rộng đến tai trong, hủy các xương con và bờ ngoài của ống bán khuyên gây hở ống bán khuyên. Ống bán khuyên là bộ phận quan trọng của hệ thống tiền đình. Do đó, người bệnh thường cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng.


Nhiễm trùng từ xương chũm cũng có thể lan vào tai trong gây viêm khiến tín hiệu hệ thống tiền đình gửi lên não bị rối loạn, dẫn đến triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, đôi khi kèm buồn nôn.


Viêm tai xương chũm còn có thể chèn ép dây thần kinh số 7, khiến truyền tín hiệu thăng bằng và thính giác lên não bị tác động. Từ đó, người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, giảm thính lực. Trường hợp mủ tích tụ trong các khoang xương có thể tăng áp lực, chèn ép các cấu trúc lân cận như tai trong. Hệ thống tiền đình bị kích thích hoặc tổn thương do áp lực cũng là một trong những nguyên nhân gây ù tai, giảm thính lực.


Trong trường hợp nặng, viêm tai xương chũm có khả năng lan vào sọ dẫn đến áp xe hoặc viêm màng não. Chóng mặt là triệu chứng điển hình xảy ra do biến chứng này. Chóng mặt do viêm tai xương chũm là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng lan rộng, biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và điều trị kịp thời.


Viêm tai xương chũm thể nhẹ được điều trị nội khoa. Khi bệnh chuyển sang mạn tính, không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu mủ hoặc loại bỏ tổ chức viêm. Người bệnh viêm tai giữa cần điều trị dứt điểm bệnh, tránh biến chứng viêm tai xương chũm. Người có những triệu chứng viêm tai xương chũm như sưng đỏ vùng sau tai, đau tai, chảy dịch mủ tai, cần đi khám sớm.


ThS.BS.CKI Diệp Phúc Anh
Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp







Tai sao viem tai xuong chum gay chong mat?


Me toi duoc chan doan viem tai xuong chum, ngoai nghe kem, con thuong xuyen chong mat. Tai sao nguoi benh viem tai xuong chum hay chong mat? (Thanh Thu, 40 tuoi, Binh Thuan)

Tại sao viêm tai xương chũm gây chóng mặt?

Mẹ tôi được chẩn đoán viêm tai xương chũm, ngoài nghe kém, còn thường xuyên chóng mặt. Tại sao người bệnh viêm tai xương chũm hay chóng mặt? (Thanh Thu, 40 tuổi, Bình Thuận)
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá