Sự khắt khe trong công chứng của nhiều nước

Nhiều nước buộc quay phim toàn bộ quá trình công chứng online; lưu bản gốc hợp đồng tới 75 năm; chỉ thẩm phán, công tố, luật sư tinh hoa mới được làm công chứng viên.


Ngày 1/7, Luật Công chứng 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều sửa đổi, trong đó có nội dung việc ký hoặc điểm chỉ văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên phải được chụp ảnh, in màu hoặc đen trắng ra giấy A4 để lưu trong hồ sơ công chứng.


Nếu người yêu cầu công chứng và công chứng viên thấy cần thiết thì có thể quay video quá trình này. Ảnh và video này được công nhận là một thành phần của hồ sơ công chứng, chỉ được lưu trữ và sử dụng theo luật.


Một số độc giả VnExpress cho rằng điều này là cần thiết với các giao dịch quan trọng, liên quan tài sản lớn, điều này đặc biệt cần thiết. "Tôi bị trường hợp 2 nhà làm hợp đồng hứa mua hứa bán xong nhà kia mang đi làm thành hợp đồng mua bán mà tôi không hề có mặt ở đó nhưng giờ vào sổ rồi chịu chết", độc giả Alex lua chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.


Độc giả Hien Le Thanh cũng cho rằng thủ tục này sẽ hạn chế khuất tất, gian lận và tăng thêm trách nhiệm với cả người yêu cầu công chứng và công chứng viên.


Việc bắt buộc chụp ảnh, quay phim hoạt động công chứng được luật nhiều nước Brazil, Thụy Sĩ, Đức nhiều bang Canada, Mỹ... áp dụng cho công chứng từ xa trực tuyến (Remote Online Notarization- RON).


Đức, RON chỉ được triển khai qua nền tảng bảo mật của Phòng Công chứng Liên bang Đức vận hành, không chấp nhận qua Zoom hay bất cứ loại hình hội họp trực tuyến công cộng khác.


Công chứng viên có trách nhiệm xác minh danh tính, giải thích toàn bộ nội dung hợp đồng và thủ tục, mọi thao tác không được phép bị gián đoạn và được ghi video đầy đủ.


Video là một phần trong "chứng cứ số hóa" và phải được lưu trữ tối thiểu 7 năm, là tài liệu đi kèm bắt buộc của văn bản công chứng. Trong một số trường hợp tài sản lớn, tranh chấp doanh nghiệp, thời gian lưu trữ video có thể kéo dài tới 30 năm, như thời hạn lưu trữ văn bản công chứng truyền thống.


Dữ liệu này được lưu trên kho lưu trữ tài liệu công chứng điện tử tập trung và chỉ công chứng viên có thẩm quyền và tòa án mới có quyền truy xuất. Việc truy xuất đều qua bảo mật 2 lớp.


Video sẽ có chữ ký điện tử thời gian thực (qualified timestamp) để chống chỉnh sửa.


Ngoài khắt khe chế độ bảo mật và truy cập, công chứng viên ở Đức được xem như "tinh hoa tư pháp dân sự" vì việc trở thành công chứng viên tại quốc gia này rất cạnh tranh, chọn lọc nghiêm ngặt, cao hơn cả đào tạo thẩm phán.


Để trở thành công chứng viên, sau khi hoàn thành 4-5 năm học luật, sinh viên cần trải qua kỳ thi quốc gia lần một (tỷ lệ đỗ năm 2022 chỉ 65%, theo thống kê Bộ Tư pháp). Sau hai năm thực hành nghề luật tại tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư... cần trải qua kỳ thi quốc gia lần 2, với tỷ lệ đỗ chỉ khoảng 75%. Song chỉ 10% trong số này đạt điểm xuất sắc - điều kiện tối thiểu để được xét đào tạo công chứng viên.


Thêm 3-5 năm làm việc như một "công chứng viên dự bị" và thực hành đủ các lĩnh vực bất động sản, thừa kế, chia tài sản doanh nghiệp... ứng viên mới được xét bổ nhiệm.


Tại Đức và châu Âu nói chung, công chứng viên là các cố vấn, không chỉ là "người làm chứng văn bản". Vì vậy, dù không yêu cầu quay video trong công chứng truyền thống, Đức vẫn được coi là nước có hệ thống công chứng minh bạch và đáng tin cậy hàng đầu thế giới.


Xu hướng ở châu Âu đang trao quyền nhiều hơn cho công chứng viên, "giải phóng" cho tòa án khối lượng công việc như hòa giải hôn nhân, ly hôn đồng thuận (Romania), chứng nhận kết hôn (Latvia, Tây Ban Nha).


Nhiều quốc gia EU cũng đã trao "toàn quyền" cho công chứng viên trong các thủ tục pháp lý không tranh chấp, cho phép họ hoạt động với tư cách là ủy viên tòa án trong các vụ án thừa kế hoặc ly hôn, đấu giá công khai (Armenia, Bulgaria và Hà Lan)...


Pháp là quốc gia bắt buộc lưu trữ bản gốc hồ sơ công chứng lâu nhất, tới 75 năm, theo Bộ luật Di sản. Sau khoảng thời gian này, bản gốc có thể được chuyển giao cho kho lưu trữ công.


Trong các trường hợp đặc biệt như liên quan trẻ em, hợp đặc biệt như, giao dịch tài sản đặc biệt lớn, di chúc thừa kế có tranh chấp dài hạn... việc lưu trữ có thể kéo dài đến 100 năm hoặc không được hủy nếu được xếp vào diện tài liệu lịch sử quốc gia.


Trong khi đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, có quy định nghiêm ngặt và đặc thù nhất thế giới với bổ nhiệm công chứng viên. Theo đó, hai nước này đều không cho phép người học luật thông thường trở thành công chứng viên qua thi tuyển, mà là con đường khép kín, chỉ dành cho những người đã có sự nghiệp pháp lý lâu năm, đặc biệt là thẩm phán hoặc công tố viên.


Luật Công chứng hai nước này quy định, ứng viên phải là từng là thẩm phán, công tố viên làm việc từ 10 năm trở lên; hoặc cựu luật sư cao cấp hành nghề ít nhất 15 năm, song cực kỳ hiếm. Đa số nguồn nhân lực bổ nhiệm công chứng viên đến từ cựu thẩm phán hoặc công tố viên.


Mặc dù người được chọn đã có nền tảng pháp lý sâu, họ vẫn phải tham gia đào tạo chuyên biệt trước khi bắt đầu hành nghề, khoảng 6 tháng đến một năm. Hai nước này đều không cho phép sự hoạt động của phòng công chứng tư nhân.


Các phòng công chứng đặt dưới sự quản lý và chỉ định trực tiếp của nhà nước, với vị trí, số lượng, hoạt động bị giới hạn nghiêm ngặt bởi Bộ Tư pháp.


Theo Luật Công chứng 2024


- Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.


- Công chứng viên được Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.


Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.


Hải Thư (Theo Notar, Bundesjustizamt, Légifrance, Kora Notary, Koshonin, JSS)









Su khat khe trong cong chung cua nhieu nuoc


Nhieu nuoc buoc quay phim toan bo qua trinh cong chung online; luu ban goc hop dong toi 75 nam; chi tham phan, cong to, luat su tinh hoa moi duoc lam cong chung vien.

Sự khắt khe trong công chứng của nhiều nước

Nhiều nước buộc quay phim toàn bộ quá trình công chứng online; lưu bản gốc hợp đồng tới 75 năm; chỉ thẩm phán, công tố, luật sư tinh hoa mới được làm công chứng viên.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá