Samsung vừa ra mắt Galaxy Z Fold7 với độ mỏng chỉ 4,2 mm khi mở ra và 8,9 mm khi gập lại, thậm chí nhẹ hơn cả Galaxy S25 Ultra - mẫu điện thoại phẳng đại diện cho giới hạn cao nhất về cấu hình và tính năng trong hệ sinh thái Galaxy.
Dù có thiết kế siêu mỏng, Galaxy Z Fold7 vẫn mang đầy đủ trải nghiệm “Ultra” với camera 200MP, hiệu năng mạnh, màn hình lớn, pin đủ dùng cả ngày và độ bền được cải thiện. Để làm được điều đó, Samsung đã tái cấu trúc toàn bộ thiết bị, từ lớp vỏ ngoài đến phần cứng bên trong, nhằm giữ trọn công năng trong chiếc Galaxy gập mỏng nhẹ nhất lịch sử.
Samsung đã tạo ra phép màu khi đưa trải nghiệm Ultra vào một thiết bị chỉ mỏng 4,2mm khi mở ra
Bản lề Armor FlexHinge mỏng và nhẹ hơn, nhưng bền hơn
Trên Galaxy Z Fold7, bản lề Armor FlexHinge bước sang thế hệ thứ ba với nhiều thay đổi quan trọng về kết cấu. Toàn bộ cơ chế xoay và nâng đỡ được làm lại, giúp bản lề mỏng hơn 27% và nhẹ hơn 43% so với thế hệ trước, nhưng vẫn duy trì được độ cứng cần thiết để đảm bảo độ bền cơ học sau hàng trăm nghìn lần gập mở. Samsung cũng chuyển sang sử dụng hợp kim mới có độ bền cao hơn 14%, giúp các bộ phận nhỏ trong bản lề chống chịu tốt hơn với lực nén và va đập.
Bản lề Armor FlexHinge mới vừa mỏng nhẹ hơn, vừa bền bỉ hơn
Ngoài ra, phần “wingplate” (tấm giữ kết nối giữa bản lề và màn hình) được thiết kế để mở rộng hơn, tạo ra đường cong hình “giọt nước” khi gập lại. Nhờ đó, màn hình khi mở ra có bề mặt phẳng hơn, ít bị nếp gấp hơn, đồng thời tạo cảm giác liền lạc hơn khi sử dụng. Tất cả những thay đổi này giúp bản lề không chỉ nhỏ hơn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm độ dày tổng thể mà vẫn duy trì độ bền của toàn bộ thiết bị.
Màn hình mỏng hơn nhưng bền hơn, dày hơn ở đúng nơi cần thiết
Màn hình trên Galaxy Z Fold7 tiếp tục là một trọng tâm trong thiết kế lại cấu trúc thiết bị. Độ dày tổng thể của cụm màn hình được giảm hơn 39% nhờ tái cấu trúc toàn bộ panel và sử dụng vật liệu mới. Tuy nhiên, thay vì mỏng đồng đều, Samsung tăng độ dày ở đúng nơi cần thiết: lớp kính siêu mỏng Ultra Thin Glass (UTG) giờ đây dày hơn 50% so với Galaxy Z Fold6, giúp giảm độ gãy nếp khi gập và tăng độ bền khi thao tác bằng tay.
Cấu trúc lớp panel cũng được thay đổi hoàn toàn. Lớp carbon fiber trước đây được thay bằng lưới titan - vật liệu có độ bền cao hơn 64% - giúp cải thiện khả năng chịu lực và tăng độ ổn định bề mặt khi màn hình mở ra. Nhờ đó, người dùng có thể cảm nhận rõ sự chắc chắn và liền lạc khi vuốt chạm, nhất là ở phần trung tâm màn hình - nơi trước đây thường gây cảm giác lún nhẹ trên các thế hệ Fold cũ.
Các thành phần đều được thiết kế để trở nên phù hợp với thiết kế mỏng, nhưng độ bền lại được tăng cường.
Sự tinh chỉnh này không chỉ phục vụ cho cảm giác sử dụng, mà còn là nền tảng để Samsung loại bỏ lớp nhận diện S Pen nhằm ưu tiên độ mỏng và tối ưu trải nghiệm gập mở. Với phần lớn người dùng, sự tiện lợi khi bỏ túi một thiết bị mỏng nhẹ là quan trọng hơn so với việc hỗ trợ viết tay.
Khung vỏ và vật liệu bền hơn, nhẹ hơn và định hình lại cảm giác cầm nắm
Để hỗ trợ cho thiết kế mỏng và nhẹ mà không làm giảm độ bền tổng thể, Samsung đã thay đổi toàn bộ vật liệu cấu trúc ở khung viền và màn hình ngoài. Toàn bộ phần vỏ ngoài giờ đây được làm bằng Advanced Armor Aluminum, loại hợp kim mới có độ bền cao hơn 10% so với Armor Aluminum trên Galaxy Z Fold6.
Bên ngoài của Galaxy Z Fold7 là sự kết hợp của lớp kính Gorilla Glass Ceramic 2 và chất liệu Advanced Armor Aluminum.
Không chỉ tập trung tăng độ bền cho màn hình trong, Samsung còn trang bị cho mặt kính ngoài của Galaxy Z Fold7 loại Corning Gorilla Glass Ceramic 2 - vật liệu có độ cứng cao hơn 30% so với thế hệ trước. Đây là điểm đáng chú ý vì màn hình ngoài thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt cứng trong quá trình sử dụng, nên cần khả năng chống trầy xước và va đập tốt để duy trì độ bền lâu dài.
Cảm biến 200MP lớn nhất trong module mỏng nhất từ trước đến nay
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trên Galaxy Z Fold7 là cụm camera chính 200MP - lần đầu tiên xuất hiện trên một thiết bị gập. Để đưa cảm biến độ phân giải cao như vậy vào thân máy chỉ dày 8,9 mm, Samsung đã phải thu gọn toàn bộ module camera bằng cách sử dụng “actuator” (bộ phận điều khiển lấy nét) mỏng hơn và cấu trúc thấu kính mới, giúp giảm kích thước cụm camera tới 18% so với thế hệ trước.
Galaxy Z Fold7 sở hữu camera 200MP mỏng nhất từng được đưa vào một thiết bị gập.
Quá trình thiết kế này được thực hiện dựa trên gần 30.000 mô phỏng nhằm tối ưu hóa giữa hiệu năng và kích thước vật lý. Kết quả là Galaxy Z Fold7 sở hữu cảm biến độ phân giải 200MP lớn nhất trên thiết bị gập, mang lại khả năng chụp ảnh sắc nét trong điều kiện đủ sáng, cải thiện đáng kể chất lượng ảnh ở điều kiện thiếu sáng nhờ tính năng gộp điểm ảnh, đồng thời hỗ trợ zoom số linh hoạt hơn.
Galaxy Z Fold7 như một “phép màu” của kỹ thuật cơ khí và thiết kế hiện đại
Điều ấn tượng nhất trên Galaxy Z Fold7 không nằm ở một tính năng riêng lẻ, mà ở cách Samsung thu nhỏ mọi thành phần - từ bản lề, màn hình, camera cho đến từng chi tiết vật liệu - để tạo nên một thiết bị mỏng chỉ 4,2mm khi mở ra nhưng vẫn mang đầy đủ trải nghiệm của một flagship. Chính sự tổng hòa này khiến Galaxy Z Fold7 trở thành một “phép màu” của kỹ thuật hiện đại.
Galaxy Z Fold7 là minh chứng rõ ràng cho việc một thiết bị mỏng nhẹ vẫn có thể mang lại hiệu năng mạnh mẽ, camera cao cấp và độ bền đủ tin cậy cho sử dụng lâu dài. Không còn những thỏa hiệp quen thuộc giữa thiết kế và công năng, Galaxy Z Fold7 cho thấy điện thoại gập đã sẵn sàng bước vào giai đoạn trưởng thành - nơi người dùng có thể tin tưởng sử dụng hằng ngày như bất kỳ chiếc flagship nào khác.
Tham gia đặt trước Galaxy Z Fold7 và nhận về hàng loạt ưu đãi hấp dẫn tại https://www.samsung.com/vn/smartphones/galaxy-z-fold7/buy/
Bích Trâm