Phẫu thuật chữa tinh hoàn ẩn và sa trực tràng cho trẻ

TP HCM - Tinh hoàn bên phải bị ẩn trong ổ bụng và sa niêm mạc trực tràng, nay bé Quyết ba tuổi được bác sĩ phẫu thuật "2 trong 1" điều trị cả hai bệnh lý.


Chào đời một ngày, bé được siêu âm phát hiện tinh hoàn bên phải ẩn trong ổ bụng. Đến 2 tuổi, tinh hoàn vẫn không di chuyển xuống bìu như bình thường và niêm mạc trực tràng thường xuyên bị lộn ra khỏi hậu môn. Đầu tháng 7, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.


BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Ngoại nhi, giải thích bình thường nhiệt độ ở bìu chỉ 34 độ C, trong khi nhiệt độ cơ thể là 37 độ C. Tinh hoàn nằm lâu trong ổ bụng, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hoại tử, xoắn, giảm khả năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành, nguy cơ tiến triển thành ung thư. "Phẫu thuật giúp đưa tinh hoàn về đúng vị trí, giảm các nguy cơ tổn thương, tỷ lệ thành công đến 90%", bác sĩ Trọng nói.


Sau 90 phút, êkíp phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn xuống bìu kết hợp cắt phần niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài, giúp hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng chảy máu, viêm loét hoặc tắc ruột. Hậu phẫu, bé Quyết hồi phục tốt, được xuất viện vào ngày hôm sau, tái khám sau 5 ngày.


Theo bác sĩ Trọng, nhiều trẻ em được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có đa bệnh lý. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, giúp tối ưu hiệu quả. Các cuộc phẫu thuật "2 trong 1", "3 trong 1" giúp trẻ được điều trị toàn diện, sớm hồi phục, tiết kiệm chi phí và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.


Nhiều nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn ẩn ở trẻ, bao gồm các vấn đề bất thường về dây thần kinh sinh dục đùi, khiếm khuyết hormone, bất thường ở dây thần kinh tinh hoàn bìu, mào tinh, mạch máu... Tinh hoàn ẩn thường không đau, có thể sờ thấy hoặc không, do đó một số trường hợp không được phát hiện sớm. Trẻ được siêu âm sau sinh hoặc khám sức khỏe tổng quát định kỳ có thể phát hiện tình trạng này.


Bác sĩ Trọng khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ khám sức khỏe tổng quát. Nếu con bị tinh hoàn ẩn, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Ngoại nhi để khám và phẫu thuật trước hai tuổi. Độ tuổi phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn xuống bìu tốt nhất là khi trẻ 6-12 tháng tuổi, lúc này tinh hoàn chưa tổn thương nhiều, khả năng phục hồi tốt.


Hoài Thương


*Tên bệnh nhi đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp







Phau thuat chua tinh hoan an va sa truc trang cho tre


TP HCM - Tinh hoan ben phai bi an trong o bung va sa niem mac truc trang, nay be Quyet ba tuoi duoc bac si phau thuat "2 trong 1" dieu tri ca hai benh ly.

Phẫu thuật chữa tinh hoàn ẩn và sa trực tràng cho trẻ

TP HCM - Tinh hoàn bên phải bị ẩn trong ổ bụng và sa niêm mạc trực tràng, nay bé Quyết ba tuổi được bác sĩ phẫu thuật "2 trong 1" điều trị cả hai bệnh lý.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá