Nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách có nguồn thu chủ yếu từ… lãi gửi ngân hàng

Kiểm toán Nhà nước lưu ý cần tránh trường hợp quỹ chủ yếu dùng nguồn vốn để gửi ngân hàng nhưng nhân viên vẫn được nhận thu nhập cao tương đương các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.


Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.


Các quỹ cơ bản tuân thủ quy định về tài chính


Theo Báo cáo số 609/BC-CP của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2024 và dự kiến kế hoạch tài chính năm 2025 của các quỹ tài chính ngoài ngân sách do Trung ương quản lý, hiện tại, có 22 Quỹ do các bộ, cơ quan Trung ương quản lý.


Ước tính đến cuối năm 2024, số dư nguồn các quỹ khoảng 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,97% so với năm 2023. Số dư 3 quỹ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý chiếm 91,4% tổng số dư các quỹ; có 4 quỹ có số dư dưới 100 tỷ đồng; 8 quỹ có số dư từ 100 tỷ đến 1.000 tỷ đồng; 8 quỹ có số dư trên 1.000 tỷ đồng.


Theo đánh giá của Kiểm toán nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý giai đoạn 2020-2023 cho thấy hoạt động của các quỹ này còn nhiều bất cập, hạn chế.


Hiện nay, các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các quỹ được thiết kế theo 3 nhóm: Quy định tại luật và nghị định, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo Quyết định của cơ quan Trung ương. Trên thực tế, các quỹ được tổ chức theo 4 phương thức chính: Mô hình chuyên biệt, mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, mô hình công ty TNHH một thành viên và các mô hình chưa được quy định cụ thể.


Hơn nữa, bộ máy quản lý giữa các quỹ cũng thiếu đồng bộ. Một số quỹ do cán bộ kiêm nhiệm của các bộ, ngành quản lý nên không phát sinh chi phí; trong khi không ít quỹ khác xây dựng tổ chức riêng, gồm: hội đồng quản lý, ban kiểm soát và ban quản lý quỹ, dẫn đến tăng biên chế và chi phí...


Số dư 3 quỹ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý chiếm 91,4%. Ảnh minh hoạ (Nam Khánh).

Một trong những bất cập lớn của hệ thống quỹ tài chính ngoài ngân sách hiện nay, theo Kiểm toán Nhà nước, là sự trùng lặp về nhiệm vụ chi với NSNN và Ngân hàng Chính sách xã hội.


Dù được thành lập với mục tiêu huy động nguồn lực từ xã hội, từ tổ chức nước ngoài hay khu vực tư nhân nhưng nguồn lực tài chính của một số quỹ cơ bản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước. Có quỹ được NSNN cấp vốn điều lệ ban đầu, có quỹ được hỗ trợ kinh phí thường xuyên, thậm chí một số vẫn tiếp tục được bổ sung vốn trong quá trình hoạt động - điều không còn phù hợp với quy định của Luật NSNN năm 2015.


Một số quỹ chưa tạo được nguồn thu từ chính hoạt động thực hiện nhiệm vụ và các nguồn khác như Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Việt Nam.


"Đáng lưu ý, nhiều quỹ có nguồn thu chủ yếu từ… lãi gửi ngân hàng như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước...", theo Kiểm toán Nhà nước.


Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý quỹ


Từ những đánh giá về các quỹ tài chính ngoài ngân sách Trung ương được kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước khuyến nghị nghiên cứu cơ chế quản lý đối với các quỹ TCNNS do Trung ương quản lý tổ chức theo hướng phân biệt giữa các quỹ công hoạt động theo điều lệ quỹ và các luật chuyên ngành (gồm: Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Quỹ Tích lũy trả nợ) với các quỹ TCNNS còn lại có cơ chế quản lý phù hợp.


Về mô hình tổ chức, nghiên cứu sắp xếp các quỹ TCNNS do Trung ương quản lý để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực NSNN. Sắp xếp mô hình quản lý các quỹ theo hướng tinh gọn, hiệu quả.


Kiểm toán Nhà nước cho rằng tại một số quỹ có thể không nhất thiết tổ chức bộ máy riêng mà chỉ cần bộ, ngành xác định tiêu chuẩn, tiêu chí được hưởng ưu đãi từ quỹ và ủy thác các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách cho doanh nghiệp vay và hưởng ưu đãi theo sứ mệnh của quỹ.


Về chế độ tiền lương, Kiểm toán Nhà nước đề nghị nghiên cứu rà soát các quy định về chi lương đối với các quỹ tài chính ngoài ngân sách Trung ương để đảm bảo tính đồng bộ, công bằng so với các cơ quan khác thuộc bộ máy nhà nước và tương xứng với việc thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện đánh giá hoạt động của các quỹ.


"Tránh trường hợp quỹ chủ yếu dùng nguồn vốn để gửi ngân hàng nhưng vẫn được nhận thu nhập cao theo mức thu nhập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ", Kiểm toán Nhà nước lưu ý.


KTNN cũng khuyến nghị Bộ Tài chính xem xét phối hợp với các bộ chủ quản để rà soát chi tiết về tình hình sử dụng các nguồn vốn tại tất cả các quỹ, qua đó xác định đây là một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ.









Nhieu quy tai chinh ngoai ngan sach co nguon thu chu yeu tu… lai gui ngan hang


Kiem toan Nha nuoc luu y can tranh truong hop quy chu yeu dung nguon von de gui ngan hang nhung nhan vien van duoc nhan thu nhap cao tuong duong cac cong ty TNHH mot thanh vien do Nha nuoc nam giu 100% von dieu le.

Nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách có nguồn thu chủ yếu từ… lãi gửi ngân hàng

Kiểm toán Nhà nước lưu ý cần tránh trường hợp quỹ chủ yếu dùng nguồn vốn để gửi ngân hàng nhưng nhân viên vẫn được nhận thu nhập cao tương đương các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá