Nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lao động bất hợp pháp

Người nước ngoài cư trú trái phép tại Việt Nam thường ở nơi biệt lập trong khu đô thị mới, thuê trọn gói nhiều căn hộ chung cư, nhà riêng, sinh hoạt khép kín.


Ngày 18/12, tại Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận GCM liên quan di cư toàn cầu, thượng tá Nguyễn Thị Mai Quỳnh, Phó phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cho hay trong hơn 15.000 người nước ngoài bị xử lý năm 2023 có khoảng 7.000 là công dân Bangladesh, Nigeria. Nhiều người ở quá hạn, không có tiền. Lực lượng chức năng mở đợt cao điểm đã đưa được một phần người vi phạm về nước họ.


Theo bà Quỳnh, những biến động kinh tế, chính trị thế giới đang tạo nên làn sóng di cư tìm việc làm. Trong nước, chính sách thông thoáng nâng thời hạn thị thực điện tử (e-visa) từ 30 lên không quá 90 ngày đẩy mạnh thu hút khách quốc tế. Tuy nhiên, một bộ phận người nước ngoài lợi dụng điều này để nhập cảnh và hoạt động trái phép tại nước ta hoặc từ Việt Nam sang nước thứ ba, trốn truy nã.


Năm 2024, riêng khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) phát hiện 24 vụ người nước ngoài ăn cắp tài sản trên các chuyến bay quốc tế và nội địa. Một số công dân từ Bangladesh, Sri Lanka đến Việt Nam làm việc không phép do tin lời dụ dỗ của đồng hương.


"Lực lượng công an đã phải xử lý rất nhiều vụ người nước ngoài lang thang, không có tiền ăn hoặc chi phí về nước", nữ phó phòng cho hay.


Việt Nam thành điểm "trung chuyển" khi công an phát hiện trường hợp người Ấn Độ nhập cảnh Việt Nam rồi tìm cách đi tiếp sang châu Mỹ, công dân Bangladesh vào nước ta để sang Campuchia.


Đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu 6 kiến nghị, trong đó đẩy mạnh cơ chế hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong quản lý di cư quốc tế, phối hợp nhiều ban ngành để giải quyết vấn đề trên.


"Cần khắc phục tình trạng chỉ chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế mà không quan tâm công tác quản lý, có tư tưởng phó mặc việc này của ngành công an", bà kiến nghị.


Thống kê từ Hồ sơ di cư Việt Nam 2023 do Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Tổ chức Di cư quốc tế IOM phối hợp thực hiện, cho thấy Việt Nam không chỉ là nước gốc mà đang trở thành điểm đến của di cư quốc tế. Tình hình người nước ngoài nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên lạc qua mạng xã hội, cài đặt chế độ tự hủy hoặc xóa thông tin sau mỗi công đoạn, thanh toán tiền qua ứng dụng, tài khoản mang tên người khác, tiền kỹ thuật số để tránh lực lượng chức năng.


Hồng Chiêu









Nhieu nguoi nuoc ngoai toi Viet Nam lao dong bat hop phap


Nguoi nuoc ngoai cu tru trai phep tai Viet Nam thuong o noi biet lap trong khu do thi moi, thue tron goi nhieu can ho chung cu, nha rieng, sinh hoat khep kin.

Nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lao động bất hợp pháp

Người nước ngoài cư trú trái phép tại Việt Nam thường ở nơi biệt lập trong khu đô thị mới, thuê trọn gói nhiều căn hộ chung cư, nhà riêng, sinh hoạt khép kín.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá