Người già có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7

Theo tính toán của Bộ Y tế, nếu 1,6 triệu người già nhận trợ cấp hưu trí xã hội mức 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7 tới thì tổng kinh phí thực hiện khoảng 9.600 tỷ đồng/năm (800 tỷ đồng/tháng).


Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội đang được Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định.


Theo dự thảo, đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội là người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trừ trường hợp đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thấp hơn mức trợ cấp hưu trí quy định tại nghị định này; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.


Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện trên cũng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.


Mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng được Bộ Y tế đề xuất là 500.000 đồng/tháng. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.


Ngoài ra, dự thảo đề xuất đối tượng đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng 10 triệu đồng.


Trình tự thực hiện hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Nghị định 63/2024 của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.


Bộ Y tế (cơ quan soạn thảo) đề xuất nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1/7 tới.


Tại hồ sơ gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế cho biết cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Trong đó, khoảng 2,6 triệu người từ 80 tuổi, 9,05 triệu người cao tuổi là nữ; 10,3 triệu người cao tuổi sống ở nông thôn (chiếm 64%).


Đến ngày 15/4, cả nước có 2,06 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 1,2 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp có công với cách mạng; 2,7 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (trong đó, số người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hàng tháng là 464.000 người).


Từ ngày 1/7 tới, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực thi hành. Khi đó, chế độ trợ cấp hưu trí xã hội được áp dụng cho những người từ đủ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, nhằm giúp người cao tuổi có điều kiện sống tốt hơn trong bối cảnh già hóa dân số.


"Tổng số đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại dự thảo nghị định này là khoảng 1,6 triệu người. Với mức 500.000 đồng/tháng thì tổng kinh phí thực hiện là 9.600 tỷ đồng/năm (800 tỷ đồng/tháng). Năm 2025 (thực hiện từ ngày 1/7) thì kinh phí là 4.800 tỷ đồng", Bộ Y tế tính toán.









Nguoi gia co the nhan tro cap huu tri xa hoi 500.000 dong/thang tu 1/7


Theo tinh toan cua Bo Y te, neu 1,6 trieu nguoi gia nhan tro cap huu tri xa hoi muc 500.000 dong/thang tu ngay 1/7 toi thi tong kinh phi thuc hien khoang 9.600 ty dong/nam (800 ty dong/thang).

Người già có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7

Theo tính toán của Bộ Y tế, nếu 1,6 triệu người già nhận trợ cấp hưu trí xã hội mức 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7 tới thì tổng kinh phí thực hiện khoảng 9.600 tỷ đồng/năm (800 tỷ đồng/tháng).
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá