Mổ não và tủy sống bằng robot AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trong những thiết bị hiện đại giúp bác sĩ thấy rõ các bó dẫn truyền thần kinh và mô não lành trong khi mổ, tránh di chứng cho người bệnh.


Các bệnh lý như u não, u tủy sống, đột quỵ xuất huyết não, thuộc nhóm nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây tử vong.


Ngày 19/12, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết với kỹ thuật mổ truyền thống, trước các cuộc mổ não, bác sĩ chỉ thấy rời rạc khối u, khối máu tụ và các bó dẫn truyền thần kinh trên từng hình ảnh riêng biệt. Bác sĩ không thể thấy rõ khối u hay khối máu tụ trong suốt quá trình mổ, thao tác tiến vào não người bệnh theo kinh nghiệm, phán đoán. Phương pháp mổ truyền thống, bằng kính vi phẫu không tích hợp AI vẫn có thể lấy được tổn thương trong não, tủy sống cho người bệnh nhưng mức độ xâm lấn lớn. Phẫu thuật viên không định vị được đường mổ an toàn trước, nguy cơ cao phạm phải các bó sợi thần kinh, cấu trúc não lành hoặc làm vỡ mạch máu lớn.


"Người bệnh có nguy cơ bị khiếm khuyết chức năng thần kinh, di chứng nặng, có thể tử vong tại phòng mổ", bác sĩ Tấn sĩ nói, thêm rằng ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) giúp bác sĩ "thoát cảnh" mổ theo kinh nghiệm hay lý thuyết giải phẫu đã được học.


AI hiện được tích hợp trong các thiết bị hiện đại như robot mổ não Modus V Synaptive, định vị thần kinh Neuro-Navigation Curve, BrainLAB thế hệ mới kết hợp kính vi phẫu K.Zeiss Kinevo 900 có tính năng chụp huỳnh quang 3D, khắc phục nhược điểm của kỹ thuật mổ não truyền thống. Robot AI có thể hòa hình CT, MRI, DTI, DSA... trên cùng một hình ảnh 3D có độ phân giải cao, giúp bác sĩ thấy rõ khối u, khối máu tụ trong mối tương quan với các cấu trúc lành và các bó sợi thần kinh xung quanh. Từ đó, robot AI cho phép bác sĩ mổ mô phỏng trên phần mềm chuyên dụng, chủ động chọn vị trí mở hộp sọ và đường tiếp cận vào bên trong não an toàn, tránh phạm phải các cấu trúc lành.


AI hỗ trợ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật mổ u não, tủy sống, đột quỵ xuất huyết não thời gian qua.


Đơn cử Hoàng, 18 tuổi, đi khám do đau đầu. Kết quả chụp CT 1975 lát cắt phát hiện u não 4 cm. Vị trí u nằm sâu trong não thất, chèn ép lớn, đẩy lệch cấu trúc não lành, mạch máu và các bó sợi thần kinh lân cận, nguy cơ mù mắt, đột quỵ xuất huyết não.


Trường hợp khác là bà Diễm, 63 tuổi, đến bệnh viện Tâm Anh khám do đi đứng không vững. Kết quả chụp MRI 3 Tesla ghi nhận khối u màng nội tủy tại đốt sống ngực D4, kích thước 3 cm, đẩy lệch toàn bộ tủy sống qua hẳn bên trái, nguy cơ liệt chân.


Sau hội chẩn đa chuyên khoa sâu, các bác sĩ quyết định mổ loại bỏ u não cho Hoàng và u tủy sống cho bà Diễm bằng robot AI Modus V Synaptive và hệ thống định vị thần kinh AI Neuro-Navigation Curve, BrainLAB. Trường hợp bà Diễm còn kết hợp thêm hệ thống theo dõi sinh lý thần kinh trong phẫu thuật (IONM), giúp xác định chính xác các bó sợi thần kinh xung quanh khối u màng nội tủy.


Trước cuộc mổ chính thức, êkíp mổ mô phỏng trên phần mềm của robot AI. Với sự hỗ trợ của AI, bác sĩ thấy rõ toàn diện cấu trúc não và đoạn tủy sống của người bệnh, từ đó hoạch định sẵn vị trí mổ, đường tiếp cận, bóc tách, loại bỏ khối u an toàn.


Từ dữ liệu hoạch định sẵn từ cuộc mổ mô phỏng, mọi thao tác của bác sĩ trong cuộc mổ chính thức đều được hệ thống cánh tay robot AI giám sát chặt chẽ, liên tục di chuyển tự động và phát tín hiệu cảnh báo. Mục đích là đảm bảo cuộc mổ chính thức được tiến hành theo đúng kế hoạch ban đầu đã được xác lập tại cuộc mổ mô phỏng trước đó.


Khi tiếp cận khối u, bác sĩ sử dụng hệ thống cắt hút siêu âm Cusa để đánh nhỏ, giảm kích thước, hút và loại bỏ hoàn toàn u não, u tủy sống cho hai người bệnh. Nhờ vậy, bệnh nhân tránh được nguy cơ tái phát u, khỏi bệnh.


Hậu phẫu, hai người bệnh hồi phục sức khỏe tốt, không xảy ra biến chứng, di chứng sau mổ, không có khiếm khuyết thần kinh. Người bệnh đi đứng, nói chuyện, ăn uống... gần như bình thường, xuất viện sau một tuần điều trị.


Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết mổ não và tủy sống với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại tích hợp AI giúp êkíp thao tác nhanh, có thể rút ngắn thời gian thực hiện ca mổ khoảng nửa giờ đến một giờ so với phương pháp mổ truyền thống. Cuộc mổ ít xâm lấn, đường mổ nhỏ, ít để lại sẹo nhưng hiệu quả loại bỏ kích thước khối tổn thương đạt cao nhất. Bệnh nhân có khả năng hồi phục nhanh sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.


Trường Giang


* Tên người bệnh đã thay đổi


Từ ngày 19/12 đến 26/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức tuần tư vấn trực tuyến "Mổ não và tủy sống bằng robot AI" trên báo VnExpress. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm từ Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ trực tiếp tư vấn cho người bệnh. Độc giả gửi câu hỏi tại đây.









Mo nao va tuy song bang robot AI


Tri tue nhan tao (AI) duoc tich hop trong nhung thiet bi hien dai giup bac si thay ro cac bo dan truyen than kinh va mo nao lanh trong khi mo, tranh di chung cho nguoi benh.

Mổ não và tủy sống bằng robot AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trong những thiết bị hiện đại giúp bác sĩ thấy rõ các bó dẫn truyền thần kinh và mô não lành trong khi mổ, tránh di chứng cho người bệnh.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá