Hôm nay Quốc hội thảo luận về phát triển trí tuệ nhân tạo

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có nhiều chính sách đột phá về phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn.


Theo dự thảo, trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển nhằm phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc của con người, lấy con người làm trung tâm; nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, thúc đẩy thông minh hóa. Việc sử dụng AI đảm bảo công bằng và không phân biệt đối xử; tôn trọng các giá trị dân tộc, đạo đức, quyền và lợi ích của con người và bảo vệ quyền riêng tư.


Về các nguyên tắc an toàn, việc sử dụng AI bảo đảm minh bạch, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo; không vượt qua tầm kiểm soát của con người. Cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm sử dụng AI bảo đảm an ninh và bảo mật; quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của trí tuệ nhân tạo. Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng thời kỳ.


Giải trình, tiếp thu dự án luật, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng cần xác định rõ các tiêu chí với trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao; bổ sung quy định về hạn chế rủi ro. Việc phát triển AI cần vận dụng chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Sản phẩm được tạo ra bởi AI phải có dấu hiệu nhận dạng rõ ràng.


Theo Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của Liên minh Châu Âu, danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Tiếp thu nội dung này, dự thảo luật đã bổ sung quy định những tiêu chí cơ bản và giao Chính phủ quy định cụ thể về phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý hệ thống trí nhân tạo có tác động, rủi ro cao để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành.


Siết quản lý tài sản mã hóa


Một trong những nội dung quan trọng của dự luật là quy định về tài sản mã hóa. Đây là một loại tài sản số sử dụng công nghệ mã hóa hoặc công nghệ số khác tương tự để xác thực trong quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao.


Tài sản mã hóa không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự, tài chính. Việc quản lý tài sản số bao gồm tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao, xác lập quyền sở hữu tài sản số.


Cơ quan chức năng phải có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; phòng, chống rửa tiền, khủng bố; thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài sản số. Ngoài ra, hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa, phát hành tài sản mã hóa phải tuân thủ điều kiện kinh doanh cụ thể.


Thẩm quyền, quản lý với tài sản số, tài sản ảo trên môi trường điện tử, tài sản mã hóa trong lĩnh vực chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tiễn.


Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức làm việc với các cơ quan hữu quan gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Blockchain.


Một số ý kiến đề nghị bổ sung các khái niệm, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa, NFT, các mã thông báo, tiền pháp định, tài sản tài chính và có quy định về cung ứng các dịch vụ liên quan.


Việc này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố. Cùng với đó, dự luật cần bổ sung những chế tài để làm sao hạn chế rủi ro và xử lý được những thách thức về quản lý trong không gian mạng như hiện nay.


Sáng 9/5, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi các dự án luật: Quy hoạch; Doanh nghiệp. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.


Sơn Hà


Góp ý kiến tạoBạn có thể đặt mọi câu hỏi, vấn đề về Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số trực tiếp cho Bộ Khoa học và Công nghệGửi góp ý







Hom nay Quoc hoi thao luan ve phat trien tri tue nhan tao


Ngay 9/5, Quoc hoi thao luan du an Luat Cong nghiep cong nghe so, trong do co nhieu chinh sach dot pha ve phat trien tri tue nhan tao, cong nghe ban dan.

Hôm nay Quốc hội thảo luận về phát triển trí tuệ nhân tạo

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có nhiều chính sách đột phá về phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá