Hành trình đưa nam sinh 19 tuổi đến loạt đại học danh tiếng Mỹ

Là con ông chủ chuỗi nhà hàng nổi tiếng, Nhật Nam từng không muốn thành bản sao của bố, nhưng rồi vẫn dần đam mê ẩm thực, giúp trúng tuyển loạt trường danh tiếng Mỹ.


Đào Nhật Nam, 19 tuổi, là học sinh trường trung học nội trú The Taft School, Mỹ. Cuối tháng 3, nam sinh nhận tin trúng tuyển Cornell - một trong 8 đại học tinh hoa (Ivy League), top 11 ở Mỹ theo xếp hạng của US News. Ngôi trường này năm nay nhận hơn 5.800 học sinh từ khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ trúng tuyển khoảng 7,5%.


Ngoài ra, Nam nhận thư mời nhập học từ nhiều trường khác, như Đại học California ở Berkeley (hạng 17), Rice (18), Nam California (27)...


Nam đến Mỹ vào mùa hè năm 2022, sau khi học xong lớp 10 ở Hà Nội. Nhờ thành thạo tiếng Anh và đã chuẩn bị du học từ năm lớp 6, Nam không gặp nhiều khó khăn ở môi trường mới.


Nam nhìn nhận học trung học tại Mỹ giúp em có lợi thế nhất định. The Taft School thường nằm trong top 20 trong hơn 400 trường tư thục nội trú của Mỹ. Nam có động lực cạnh tranh, thể hiện năng lực khi xung quanh có nhiều bạn giỏi.


Nhờ vậy, Nam đạt điểm trung bình 97,5/100, thi SAT (bài thi chuẩn hóa, dùng đăng ký vào đại học) với kết quả 1540/1600. Nam còn học 9 môn AP (chương trình dự bị đại học), trong đó 5 môn đạt điểm tối đa, còn lại đạt 4/5 điểm.


Tuy thuộc top đầu ở trường, Nam thấy đây mới là điều kiện cần. Để hồ sơ gây ấn tượng, điều quan trọng nhất là ứng viên kể được câu chuyện của mình một cách thống nhất, thể hiện qua bài luận, các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Nam chọn xây dựng hồ sơ xoay quanh niềm đam mê ẩm thực.


Nam kể bố của mình là ông Đào Thế Vinh, nhà sáng lập và điều hành chuỗi 600 nhà hàng, quán cà phê thuộc hệ thống Golden Gate. Nhưng hồi nhỏ, Nam không thích nấu ăn và ẩm thực nói chung, vì "không muốn trở thành bản sao của bố". Sau này nhìn lại, Nam thấy lý do này có phần trẻ con, cản trở em tìm hiểu về lĩnh vực này sớm hơn.


Nam "mở lòng" với ẩm thực vào giai đoạn Covid-19, khi học trực tuyến, có nhiều thời gian ở nhà. Nam sinh bắt đầu tò mò về hiệu quả của các nguyên liệu khi kết hợp với nhau. Ngoài ra, với một món ăn ngon, em thường suy nghĩ về việc làm thế nào để bán được nó.


Nam học làm pizza, nghĩ rằng nếu làm đủ ngon, mình có thể bán món này cho cư dân chung cư. Kế hoạch của Nam sớm thất bại vì không nhiều người mua như em mong muốn. Sang Mỹ, Nam làm dự án mới khi tổ chức một cuộc thi nấu ăn, nhưng cũng không gây được hiệu ứng tốt. Nam dành thời gian suy ngẫm xem vấn đề nằm ở đâu.


"Em nhận ra cả hai dự án đều chỉ là cái mình muốn làm để thỏa mãn bản thân, chứ không nghĩ nó có phù hợp, có phải cái người khác quan tâm không", Nam nói.


Rút kinh nghiệm, khi cùng bạn bè tổ chức nấu ăn cho mọi người trong ký túc xá, Nam lắng nghe nhiều hơn. Có tuần, Nam nấu phở, cơm với thịt ba chỉ - những món đặc trưng của Việt Nam; tuần khác làm ramen của Nhật, kimbap của Hàn...


Sau đó, nhóm mở rộng thực đơn tới các món truyền thống của nhiều nước khác, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng du học sinh từ gần 50 quốc gia. Công thức nấu các món ăn này về sau được Nam và các bạn biên tập thành một cuốn sách.


"Hành trình đến với ẩm thực đã giúp em thay đổi cách suy nghĩ, thay vì chỉ xoay quanh bản thân như trước, em nghĩ tới cộng đồng nhiều hơn", Nam đúc rút.


Dần dần, Nam muốn trở thành một doanh nhân trong lĩnh vực này như bố. Theo Nam, kinh doanh tốt sẽ đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia, thu hút du lịch bằng những món ăn đường phố. Đây là tầm nhìn dài hạn được Nam đề cập trong bài luận. Khi ở Mỹ, Nam cũng tham gia một số cuộc thi về kinh doanh để học hỏi và lấy kinh nghiệm trong lĩnh vực này.


Để tăng sức nặng cho hồ sơ, Nam tham gia một nghiên cứu trực tuyến về lãng phí thực phẩm. Trong 3-4 tháng hè, dưới sự hướng dẫn của giáo sư, nam sinh cùng một số bạn bè làm khảo sát và phân tích số liệu, tổng hợp tài liệu. Nam thấy em hiểu hơn về quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học, bước đầu biết liên kết và tổng hợp dữ kiện để đánh giá một vấn đề thực tế.


Trong những lần về Việt Nam nghỉ hè và đông, được bố hỗ trợ, Nam xin thực tập tại các nhóm phát triển dịch vụ, tìm giải pháp giảm lãng phí thực phẩm trong kinh doanh. Em được quan sát cách vận hành thực tế, đóng góp trực tiếp vào hoạt động của nhà hàng.


Là cố vấn của Nhật Nam, thầy Myo Min, Giám đốc học thuật của Tổ chức giáo dục Summit, cũng đánh giá điểm mạnh của Nam là sự nhất quán trong các hoạt động, cho thấy rõ niềm đam mê nấu ăn, kinh doanh và mong muốn đóng góp cho cộng đồng.


Thầy Myo nói học trò từng có giai đoạn không mấy chăm chỉ, nhất là khi mới vào THCS, nhưng từ khi xác định được mục tiêu du học trường top đầu Mỹ, em có động lực và quyết tâm hơn. Điều này thể hiện qua kết quả học của Nam ở trường.


"Nam rất thông minh và cầu tiến, nhưng vẫn cần phân bổ thời gian tốt hơn để tránh chủ quan, chỉ hoàn thành mọi việc sát hạn chót. Tuy nhiên, tôi đánh giá cao sự nỗ lực và sức bật của em trong hai năm cuối trung học", thầy Myo nói.


Trong những trường trúng tuyển, Nam dự định theo học Cornell. Nam sinh cho rằng trường kinh doanh của Cornell với danh tiếng trong lĩnh vực quản trị khách sạn, kinh doanh nhà hàng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với định hướng của mình.


"Em mong có thể góp phần đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới", Nam nói.


Thanh Hằng









Hanh trinh dua nam sinh 19 tuoi den loat dai hoc danh tieng My


Là con ong chủ chuõi nhà hàng nỏi tiéng, Nhạt Nam tung khong muon thanh ban sao cua bo, nhung ròi vãn dàn dam me am thuc, giúp trúng tuyẻn loạt truòng danh tiéng Mỹ.

Hành trình đưa nam sinh 19 tuổi đến loạt đại học danh tiếng Mỹ

Là con ông chủ chuỗi nhà hàng nổi tiếng, Nhật Nam từng không muốn thành bản sao của bố, nhưng rồi vẫn dần đam mê ẩm thực, giúp trúng tuyển loạt trường danh tiếng Mỹ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá