BHXH các quận, huyện, thị xã cũng được đổi tên thành BHXH cơ sở. Việc điều chỉnh tên gọi này nhằm phù hợp với mô hình tổ chức mới, đảm bảo tính hệ thống và không làm gián đoạn việc phục vụ người tham gia.
Theo BHXH Việt Nam, việc đổi tên các đơn vị BHXH được triển khai để thực hiện Quyết định số 2286 ngày 30/6/2025 của Bộ Tài chính, liên quan đến cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam theo mô hình 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở.
Sau khi điều chỉnh, cả nước sẽ có 34 BHXH cấp tỉnh. Trụ sở chính đặt tại trung tâm hành chính của mỗi địa phương. BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị chủ động thay đổi con dấu, chứng thư số, đảm bảo vận hành thông suốt, không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.
Với BHXH cơ sở, đơn vị không có tổ chức bộ máy bên trong, đang quản lý địa bàn cấp xã, việc thay đổi tên gọi từ BHXH quận, huyện, thị xã sang BHXH cơ sở nhằm đồng bộ hóa hệ thống, hỗ trợ cập nhật dữ liệu và thuận tiện cho người dân tiếp cận thông tin.
Dưới đây là danh sách các Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực đã được đổi tên thành BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Thực hiện chính quyền 2 cấp từ 1/7, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH thế nào?
Việc Hà Nội triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025 không ảnh hưởng đến công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người dân trên địa bàn.
Sắp đến ngày đóng BHXH bắt buộc, chủ hộ kinh doanh vẫn muốn nêu ý kiến
Từ 1/7/2025, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ phải đóng BHXH bắt buộc. Chính sách mở rộng an sinh này đang khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lo lắng vì thu nhập bấp bênh, chi phí tăng và áp lực từ các quy định quản lý ngày càng siết chặt.