Chữa huyết khối trước khi phẫu thuật xương cụ bà 92 tuổi

TP HCM - Bà Phấn, 92 tuổi, ngã gãy xương đùi nằm một chỗ nửa tháng nên bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch, được bác sĩ điều trị tiêu máu đông trước khi phẫu thuật kết hợp xương.


Ngày 21/9, BS.CKI Hoàng Thị Bình, Phó khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Phấn xuất hiện biến chứng do nằm lâu như nhiễm trùng đường tiểu, huyết khối tĩnh mạch. Đây là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch, cục máu đông có thể theo dòng máu trôi đến các mạch máu khác gây biến chứng thuyên tắc phổi, tắc mạch máu não, tắc mạch vành... Chụp X-quang đùi xác định bà bị gãy liên mấu chuyển xương đùi.


Bác sĩ điều trị cho bà bằng thuốc ổn định huyết áp, giảm nhiễm trùng, thuốc kháng đông để làm tiêu huyết khối tĩnh mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới. Bà được truyền máu, bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, chuẩn bị phẫu thuật xương đùi.


5 ngày sau, sức khỏe bệnh nhân ổn định. ThS.BS.CKI Mai Hoàng Dương, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cùng êkíp phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy PFNA (Proximal Femoral Nail Antirotation) đầu gần xương đùi.


Theo bác sĩ Dương, phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy PFNA là phương pháp ít xâm lấn ít mất máu, bảo tồn xương, người bệnh phục hồi nhanh hơn. Suốt quá trình mổ có sự hỗ trợ của C-Arm - hệ thống chụp X-quang liên tục. Nhờ đó, bác sĩ kiểm tra tình trạng ổ gãy, nắn chỉnh xương, đóng đinh nội tủy nhanh chóng, chính xác.


Ngày đầu tiên sau mổ, bà Phấn tập vật lý trị liệu để tránh nguy cơ bị biến chứng do nằm lâu. Ổ gãy được cố định nên giảm đau đáng kể, bà không cần dùng nhiều thuốc giảm đau. Một tuần sau bà xuất viện, di chuyển nhờ khung tập đi. Dự kiến sau 12 tuần, khi xương lành, người bệnh có thể tự đi mà không cần trợ giúp.


Gãy xương đùi là một trong những chấn thương người cao tuổi thường gặp phổ biến nhất, sau gãy xương hông. Nguyên nhân do ngã, va chạm xe máy, tai nạn khi chơi thể thao. Hầu hết ca gãy xương đùi đều cần phẫu thuật để cố định xương, mau lành. Nếu không phẫu thuật, xương đùi khó có thể tự lành gây đau kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh nằm hoặc ngồi một chỗ nhiều ngày dễ xuất hiện biến chứng huyết khối, thuyên tắc phổi, di lệch xương. Sau mổ, bệnh nhân được hướng dẫn tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi sức mạnh cơ bắp, vận động khớp, tính linh hoạt của chân.


Để phòng ngã dẫn đến gãy xương đùi, người cao tuổi nên bám vào thành hoặc lan can khi lên xuống cầu thang, đảm bảo trong nhà có đủ ánh sáng để mọi người nhìn thấy những chướng ngại vật tiềm ẩn. Người già cần có chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D, vận động hợp lý (đi bộ chậm, leo cầu thang, đạp xe...) để tăng cường sức khỏe xương khớp, duy trì mật độ xương, phòng tránh loãng xương.


Thu Hà - Phi Hồng


* Tên bệnh nhân đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp







Chua huyet khoi truoc khi phau thuat xuong cu ba 92 tuoi


TP HCM - Ba Phan, 92 tuoi, nga gay xuong dui nam mot cho nua thang nen bi bien chung huyet khoi tinh mach, duoc bac si dieu tri tieu mau dong truoc khi phau thuat ket hop xuong.

Chữa huyết khối trước khi phẫu thuật xương cụ bà 92 tuổi

TP HCM - Bà Phấn, 92 tuổi, ngã gãy xương đùi nằm một chỗ nửa tháng nên bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch, được bác sĩ điều trị tiêu máu đông trước khi phẫu thuật kết hợp xương.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá