CEO bỏ trốn trong vụ án thiệt hại 743 tỷ đồng bị phạt 16 năm tù

Hà Nội - Tổng giám đốc Công ty Thành An Hà Nội, đã che giấu lợi nhuận của doanh nghiệp, gây thiệt hại 743 tỷ đồng thuế và bỏ trốn, bị phạt tù trong vụ án thứ hai.


Chiều 28/3, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Đăng Thuyết, CEO Công ty TNHH Thành An Hà Nội, mức án 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.


Bị cáo Thuyết đã xuất cảnh sang Mỹ từ 2021, từng bị xét xử vắng mặt trong vụ án AIC thông thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Đồng Nai, bị phạt 30 tháng tù. Do đó, HĐXX tổng hợp mức án 2 vụ, buộc ông Thuyết chấp hành 18 năm 6 tháng tù.


Cùng tội danh, vợ ông Thuyết là bà Nguyễn Nhật Linh bị phạt 3 năm tù; 4 nhân viên bị phạt 3-13 năm tù. Trong số này có Nguyễn Thị Hòa, giám sát kế toán công ty, cũng đang bỏ trốn, bị phạt 13 năm tù.


Về việc xét xử vắng mặt 2 người này, HĐXX cho rằng, dù họ chưa đầu thú nhưng cơ quan điều tra đã thu thập đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội; đã kêu gọi họ đầu thú để tự thực hiện quyền bào chữa... Đến nay, các cơ quan tố tụng vẫn đảm bảo quyền bào chữa, để họ có luật sư. Do vậy, việc xét xử vắng mặt họ là đúng quy định; bản án cũng sẽ được công khai để 2 người thực hiện các quyền của mình.


32 người còn lại, bị truy tố về tội In phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, bị phạt 8 tháng tù treo đến 4 năm 6 tháng.


Theo HĐXX, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo đều diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, có sự cấu kết của nhiều doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn, cần xử lý nghiêm khắc.


"Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, có sự bàn bạc, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Trong đó bị cáo Thuyết giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, hưởng lợi nhiều nhất. Hiện bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử", HĐXX nêu.


Ngoài án tù, ông Thuyết và các bị cáo bị buộc phải nộp lại tiền hưởng lợi, liên đới khắc phục hậu quả vụ án cùng 3 công ty. Các tài sản của ông Thuyết tiếp tục bị kê biên đảm bảo thi hành án (3 căn hộ ở Ba Đình và 7 thửa đất tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa).


Trong các ngày xét xử, tòa công bố thư ông Thuyết gửi về từ Mỹ, cam kết về thi hành án và khắc phục hậu quả, khẳng định "không bỏ trốn mà sang chăm con từ khi chưa bị điều tra trong bất cứ vụ án nào".


Các cấp dưới tại công ty và chủ 32 doanh nghiệp thừa nhận cáo trạng. Vợ ông Thuyết khẳng định làm theo chỉ đạo của chồng, không rõ hoạt động công ty mà chỉ ký các giấy tờ chồng yêu cầu. Bà nói đã khuyên chồng dừng lại, khi biết việc các công ty của ông dùng 2 hệ thống sổ sách để gian lận thuế. Sau khi sang Mỹ, ông vẫn liên lạc thường xuyên, tiếp tục giao việc.


Ông Thuyết bị cáo buộc lập và trực tiếp điều hành 3 công ty cùng kinh doanh vật tư y tế. Năm 2017-2022, tổng tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp này là 12.828 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 2.655 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.563 tỷ đồng.


Tuy nhiên, với mục đích che giấu lợi nhuận thực tế để hưởng lợi bất chính, ông Thuyết chỉ đạo lập, sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán, được sử dụng trên một phần mềm kế toán để theo dõi thu, chi và hạch toán, kê khai, báo cáo thuế. Một hệ thống theo dõi thực tế, hệ thống còn lại dùng để khai man số liệu thuế với các cơ quan quản lý.


Để kiểm soát dòng tiền thu chi, ông Thuyết chỉ đạo các giám đốc "bù nhìn" làm thủ tục ủy quyền để ông trực tiếp ký chủ tài khoản trên các chứng từ ngân hàng của ba công ty, giao cho vợ ký chủ tài khoản.


Ông Thuyết chỉ đạo nhóm kế toán lập bảng dự tính số tiền thuế phải nộp trong năm bằng các số liệu không có thật; yêu cầu nhân viên mua bán hóa đơn khống để hạch toán. Từ 2017 đến 2022, các nhân viên đã mua hơn 19.100 hóa đơn khống của 110 công ty, hộ kinh doanh với tổng số tiền hàng trước thuế 3.689 tỷ đồng.


VKS xác định cùng một kỳ kế toán, 3 công ty lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính có số liệu không đồng nhất, "chênh lệch rất lớn, phản ánh không đúng thực tế về hoạt động kinh doanh và số liệu kế toán". Cụ thể, chênh lệch về tổng tài sản và nguồn vốn là hơn 4.286 tỷ đồng; chênh lệch về lợi nhuận trước thuế hơn 2.092 tỷ đồng.


Về thuế thu nhập doanh nghiệp, ba công ty trên cũng dùng hóa đơn khống, được mua từ các công ty và hộ kinh doanh để hạch toán kế toán khi làm báo cáo tài chính, hạch toán chi phí xác định số thuế phải nộp. Từ đó gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.


32 bị cáo là giám đốc, chủ cửa hàng, đại diện theo pháp luật của các công ty, hộ kinh doanh cá thể đã móc nối bán hóa đơn khống cho ba công ty của ông Thuyết. Trong đó người thu lợi bất chính nhiều nhất là 32 tỷ đồng, ít nhất là 19 triệu đồng.


Trước khi diễn ra phiên tòa, các bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả tổng cộng hơn 23 tỷ đồng. Ba công ty có văn bản đề nghị dùng toàn bộ tiền trong tài khoản của mình, gồm hơn 61 tỷ đồng và 207.579 USD để khắc phục hậu quả vụ án cho các nhân sự của ba công ty.


Thanh Lam









CEO bo tron trong vu an thiet hai 743 ty dong bi phat 16 nam tu


Ha Noi - Tong giam doc Cong ty Thanh An Ha Noi, da che giau loi nhuan cua doanh nghiep, gay thiet hai 743 ty dong thue va bo tron, bi phat tu trong vu an thu hai.

CEO bỏ trốn trong vụ án thiệt hại 743 tỷ đồng bị phạt 16 năm tù

Hà Nội - Tổng giám đốc Công ty Thành An Hà Nội, đã che giấu lợi nhuận của doanh nghiệp, gây thiệt hại 743 tỷ đồng thuế và bỏ trốn, bị phạt tù trong vụ án thứ hai.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá