Các bệnh khiến hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi hôi gây mất tự tin trong giao tiếp, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi.


ThS.BS Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, một số bệnh hô hấp cũng có thể gây mùi hơi thở. Nhận biết sớm, điều trị kịp thời là cách tốt để bảo vệ sức khỏe.


Bệnh tai mũi họng


Sỏi amidan (chất lắng đọng của cặn thức ăn) kẹt trong các hốc của vòm miệng thường khiến hơi thở có mùi khó chịu. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi... cũng gây mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn, dịch nhầy, mủ trong đường hô hấp trên.


Viêm xoang mạn tính


Những người bị viêm xoang mạn tính thường có hơi thở hôi do dịch mủ tích tụ trong các hốc xoang, khiến viêm nhiễm kéo dài. Hơi thở có thể có mùi tanh, hôi dai dẳng ngay cả khi vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.


Viêm đường hô hấp


Những bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... làm tăng tiết đờm và dịch nhầy trong phổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi đặc trưng. Hơi thở có mùi thường đi kèm với triệu chứng ho dai dẳng, khó thở và tức ngực.


Lao phổi


Lao phổi là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh là hơi thở có mùi hôi kèm theo ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân.


Để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi liên quan tới bệnh lý hô hấp và tai mũi họng, bác sĩ Đô khuyến cáo trước hết cần loại bỏ yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hút thuốc lá làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, khói thuốc lá cũng khiến hơi thở hôi. Rửa mũi, súc miệng họng bằng dung dịch nước muối sinh lý, loại bỏ vi khuẩn và dịch nhầy, từ đó giảm nguy cơ hình thành mùi hôi.


Uống đủ nước mỗi ngày giúp đường hô hấp luôn đủ ẩm, làm loãng đờm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm cũng là biện pháp quan trọng. Sử dụng khẩu trang có thể hạn chế tác động từ môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá đến sức khỏe.


Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn. Khám tai mũi họng, kiểm tra chức năng phổi thường xuyên giúp người bệnh điều trị kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Nếu hơi thở có mùi kéo dài kèm theo triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở hoặc sốt, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị.


Khuê Lâm


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp







Cac benh khien hoi tho co mui


Hoi tho co mui hoi gay mat tu tin trong giao tiep, co the la dau hieu canh bao benh viem xoang, viem phoi, viem phe quan, lao phoi.

Các bệnh khiến hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi hôi gây mất tự tin trong giao tiếp, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá