Cả nước giảm gần 130.000 biên chế sau sáp nhập tỉnh, xã

Hà Nội - Sau sáp nhập, cấp tỉnh dự kiến giảm 18.440 biên chế cán bộ, công chức và cấp xã giảm 110.780 biên chế so với số lượng được cấp có thẩm quyền giao năm 2022.


Sáng 3/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về tình hình, tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.


Theo báo cáo tại cuộc họp, các địa phương hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về các đề án sáp nhập tỉnh và xã với tỷ lệ đồng thuận trung bình 96%. Tất cả HĐND cấp huyện, xã và tỉnh đã ban hành nghị quyết thông qua các đề án với tỷ lệ đồng thuận đa số đạt 100%.


Dự kiến sau sáp nhập, số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị (giảm 66,91%). Địa phương có tỷ lệ giảm số xã phường cao nhất 76%, nơi thấp nhất 60%.


Toàn quốc dự kiến giảm từ 63 đảng bộ tỉnh thành xuống còn 34; giảm hơn 260 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh; kết thúc hoạt động của 694 đảng bộ huyện và hơn 4.160 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp huyện.


Hơn 3.320 đảng bộ xã (2.595 xã, 713 phường, đặc khu) và khoảng 10.660 cơ quan, đơn vị trực thuộc đảng ủy cấp xã sẽ được thành lập.


Sau sáp nhập, số cán bộ công chức cấp tỉnh (gồm khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền) giảm 18.440 biên chế so với số lượng được cấp có thẩm quyền giao năm 2022. Cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế; 120.500 người hoạt động không chuyên trách sẽ kết thúc hoạt động.


Theo đề án tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã), sẽ gần dân, sát dân hơn; bước đầu khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và bộ máy "hình chóp ngược".


Các cơ quan cũng dự kiến giảm 90 đầu mối cấp vụ ở trung ương; 344 đầu mối cấp sở ở tỉnh; 1.235 đầu mối cấp phòng ở tỉnh.


Các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ tinh gọn 215/284 đầu mối bên trong; điều chuyển hơn 22.350 biên chế từ cấp huyện về công tác tại cấp xã, góp phần thực hiện mô hình hành chính mới và chủ trương hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cư.


Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận kết quả bước đầu của quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy đã đóng góp vào thành công các mục tiêu: hoàn thiện cơ bản bộ máy chính trị từ trung ương đến cơ sở; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành; tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách; tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo đột phá quy hoạch, phát triển hạ tầng; nâng cao vị thế quốc gia, đẩy mạnh thu hút đầu tư, công nghệ cao.


Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trung ương và tỉnh, thành ủy tiếp tục chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ đúng tiến độ, yêu cầu; chú trọng công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định chính sách cho người bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp; cân đối ngân sách, bố trí kinh phí kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách.


Vũ Tuân









Ca nuoc giam gan 130.000 bien che sau sap nhap tinh, xa


Ha Noi - Sau sap nhap, cap tinh du kien giam 18.440 bien che can bo, cong chuc va cap xa giam 110.780 bien che so voi so luong duoc cap co tham quyen giao nam 2022.

Cả nước giảm gần 130.000 biên chế sau sáp nhập tỉnh, xã

Hà Nội - Sau sáp nhập, cấp tỉnh dự kiến giảm 18.440 biên chế cán bộ, công chức và cấp xã giảm 110.780 biên chế so với số lượng được cấp có thẩm quyền giao năm 2022.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá