Bướu cổ to gây khó thở

TP HCM - Bà Lệ, 70 tuổi, khó thở khi ngủ, thi thoảng nuốt vướng, bác sĩ phát hiện bướu giáp thòng xuống lồng ngực chèn ép đường thở.


Triệu chứng kéo dài nhiều tháng nay, gần đây cổ phình to, tiếng ngủ ngáy lớn và khác thường, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM kiểm tra. Kết quả siêu âm tuyến giáp cho thấy nhân giáp (bướu giáp) khoảng 6 cm nằm ở thùy trái của bệnh nhân.


Ngày 20/8, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết bướu giáp thòng xuống trung thất (lồng ngực), đè lên đường thở gây khó thở. Nếu không điều trị có thể chèn ép tĩnh mạch chủ trên làm tắc nghẽn dòng máu chảy về tim khiến người bệnh ho, phù cổ mặt, khàn giọng, khó nuốt.


Kết quả sinh thiết bướu giáp lành tính, song bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bướu do bệnh nhân khó thở khi ngủ, nuốt vướng, ảnh hưởng đến chất lượng sống.


BS.CKII Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Lệ tuổi cao, tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp nên khi mổ có thể có nhiều nguy cơ biến chứng. Mạch máu ở người lớn tuổi thường xơ cứng, phẫu thuật viên không khéo léo dễ làm tổn thương mạch máu gây chảy máu, tổn thương dây thần kinh chi phối giọng nói. Người bệnh được phẫu thuật qua đường cổ để tránh mở ngực. Phương pháp này có ưu điểm là tạo vết mổ nhỏ, ít đau, ít mất máu, phục hồi nhanh và đảm bảo thẩm mỹ.


Hậu phẫu, bà Lệ ăn được cháo, uống sữa mà không còn cảm giác nuốt vướng, triệu chứng ngáy to giảm. Chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp hoạt động bình thường.


Thời gian đầu sau mổ, người bệnh ưu tiên món mềm và lỏng, không ăn món chua cay, không mang vác vật nặng, không để vết thương bị ướt. Rửa vết thương mỗi hai ngày một lần và tái khám sau phẫu thuật 7 ngày. Khám sức khỏe, kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi năm hai lần.


Bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp lớn lành tính không kèm theo suy giáp, cường giáp. Bệnh thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ cao hơn trong các giai đoạn dậy thì, thai kỳ và tuổi mãn kinh. Bướu giáp hình thành do thiếu iốt, di truyền, tác dụng của các chất làm lớn tuyến giáp như thiocyanate, acid para-amino-salicylic (PAS), muối lithium, cobalt, thuốc kháng giáp tổng hợp...


Bướu giáp thòng vào trung thất nếu không được điều trị sớm dễ gây khó thở, khàn giọng, khó nuốt. Người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng tĩnh mạch chủ trên - làm nghẽn dòng máu chảy về tim.


Đinh Tiên


*Tên người bệnh đã được thay đổi


Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp







Buou co to gay kho tho


TP HCM - Ba Le, 70 tuoi, kho tho khi ngu, thi thoang nuot vuong, bac si phat hien buou giap thong xuong long nguc chen ep duong tho.

Bướu cổ to gây khó thở

TP HCM - Bà Lệ, 70 tuổi, khó thở khi ngủ, thi thoảng nuốt vướng, bác sĩ phát hiện bướu giáp thòng xuống lồng ngực chèn ép đường thở.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá