Bài tập thở giúp giảm di chứng dính màng phổi

Bên cạnh điều trị nội khoa, thực hiện bài tập thở có thể giảm tình trạng dính màng phổi thường gặp sau khi mắc các bệnh phổi.


Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Anh Thư, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết màng phổi bị dính khiến khả năng giãn nở của phổi hạn chế, gây khó thở, giảm dung tích phổi. Các bài tập thở phòng ngừa dính màng phổi, có thể tăng độ đàn hồi của nhu mô phổi, hỗ trợ duy trì sự linh hoạt của lồng ngực, hô hấp tốt hơn.


Mục tiêu điều trị và chương trình tập luyện cá thể hóa được bác sĩ xây dựng dựa vào tình trạng của người bệnh. Trong giai đoạn cấp tính, các bài tập thở hỗ trợ dẫn lưu dịch (nếu còn), giảm đau, duy trì biên độ di động của lồng ngực, ngăn ngừa sự hình thành dày dính lan rộng. Người bệnh còn có thể cảm thấy thoải mái, tránh co kéo cơ.


Cách thực hiện: Người bệnh nên nằm nghiêng về bên phổi không bị tràn dịch (hoặc bị tràn ít hơn), kê gối dưới hông và đưa tay bên tràn dịch lên cao để giãn rộng lồng ngực. Có thể xoay người ra phía trước hoặc sau theo tư thế 3/4 để tăng cường dẫn lưu dịch. Trong quá trình luyện thở, người tập nên ưu tiên thở dài, sâu, chậm, tránh nằm ngửa lâu với tư thế cố định.


Trong giai đoạn tiêu dịch và hình thành dày dính màng phổi, mục tiêu của bài tập là giúp người bệnh điều chỉnh lại tư thế, giảm đau, làm giãn các cơ hô hấp bị co cứng, tăng độ giãn nở của khoang liên sườn, cải thiện dung tích hô hấp tổng thể. Đồng thời bài tập hỗ trợ điều chỉnh lại các tư thế sai lệch do sự co kéo của dày dính màng phổi.


Cách thực hiện: Người bệnh được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn để các nhóm cơ hô hấp được thả lỏng trước khi bắt đầu tập thở. Các bài tập được áp dụng linh hoạt ở nhiều tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng bên tràn dịch, nằm sấp, tư thế bò, ngồi, đứng hoặc di chuyển. Người bệnh có thể kết hợp thêm kỹ thuật kéo giãn bằng tay hoặc dây đai, tự tập thở thường xuyên tại nhà là điều cần thiết để duy trì chức năng hô hấp, hạn chế tối đa tình trạng dày dính kéo dài.


Theo bác sĩ Thư, người bệnh nên bắt đầu bài tập chống dính màng phổi, phục hồi chức năng ngay sau khi tình trạng cấp tính được kiểm soát, có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm phù hợp thường là sau giai đoạn điều trị ổn định bệnh nền như lao màng phổi, viêm màng phổi mủ hoặc tràn dịch màng phổi kéo dài. Tập luyện sớm giúp hạn chế sự hình thành mô sẹo dày dính, cải thiện chức năng hô hấp.


Để đạt hiệu quả cao và an toàn, bác sĩ Thư khuyên người bệnh tập luyện đều đặn nhưng không gắng sức, tránh tập khi đang sốt cao, đau nhiều hoặc khó thở dữ dội. Nếu người bệnh vẫn còn đau, khó thở nghiêm trọng hoặc có biến chứng chưa kiểm soát thì cần trì hoãn luyện tập. Vệ sinh không gian tập, mặc quần áo thoải mái và ưu tiên tập ở nơi thoáng khí. Trong quá trình tập, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như chóng mặt, đau ngực tăng, mệt mỏi kéo dài... người bệnh cần dừng lại và thông báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.


Minh Đức


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp







Bai tap tho giup giam di chung dinh mang phoi


Ben canh dieu tri noi khoa, thuc hien bai tap tho co the giam tinh trang dinh mang phoi thuong gap sau khi mac cac benh phoi.

Bài tập thở giúp giảm di chứng dính màng phổi

Bên cạnh điều trị nội khoa, thực hiện bài tập thở có thể giảm tình trạng dính màng phổi thường gặp sau khi mắc các bệnh phổi.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá