Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

7 tiếng sau khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, khả năng đạt cực đại cấp 9, sau đó vào đảo Luzon của Philipines và suy yếu.


Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết cơn bão được đặt tên quốc tế là Cỏ May. Lúc 19h hôm nay, tâm bão ở đông bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất 74 km/h, cấp 8, giật cấp 10 và đang theo hướng tây tây nam với tốc độ 15 km/h.


Như vậy, áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão sớm hơn dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam. Nguyên nhân được lý giải là áp thấp nhiệt đới nằm trên dải hội tụ nhiệt đới nên có sẵn ẩm và nhiệt độ mặt nước biển đang ấm, thuận lợi cho bão mạnh thêm.


Dự báo đến 7h ngày mai, bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 trên vùng biển đông bắc Biển Đông, theo hướng nam tây nam với tốc độ 10-15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 19h, bão mạnh cấp 9, giật cấp 11 trên vùng biển đông bắc Biển Đông, sau đó chuyển hướng nam đông nam, tốc độ giảm còn 5-10 km/h.


Những giờ tiếp theo bão đi vào phía bắc đảo Luzon của Philippines rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.


Đài khí tượng Nhật Bản nhận định bão sẽ không mạnh lên và duy trì sức gió 72 km/h rồi quay ngược trở lại đổ bộ phía bắc đảo Luzon và suy yếu. Đài Hong Kong thì cho rằng sức gió mạnh nhất của bão có thể lên 85 km/h. Cả hai đài đều nhận định bão sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.


Bộ Nông nghiệp và Môi trường chiều nay có công điện yêu cầu các tỉnh ven biển Quảng Ninh - Đăk Lăk theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão để thông báo cho tàu thuyền biết khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng triển khai cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.


Từ đầu năm đến nay Biển Đông xuất hiện bốn cơn bão, trong đó hai cơn ảnh hưởng đến Việt Nam. Cơn gần nhất là Wipha đổ bộ đất liền Hưng Yên - Ninh Bình từ trưa qua. Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 14 tại trạm Tiên Yên (Quảng Ninh).


Bão không mạnh nhưng đã gây mưa lớn, đặc biệt là hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Lượng mưa ba ngày, từ 19h ngày 20/7 đến 7h hôm nay ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) 487 mm, Mường Lống (Nghệ An) 390 mm, Phú Lễ (Ninh Bình) 338 mm, Đa Cốc (Hưng Yên) 205 mm.


Mưa lớn đã khiến hai người chết tại Nghệ An do lũ cuốn và sạt lở, 5 người bị thương. 687 nhà bị hư hỏng, tốc mái. Hơn 119.000 ha lúa, chủ yếu ở Ninh Bình bị ngập. Nhiều hộ dân ở vùng núi Nghệ An phải di tản trong đêm, nhà dân ngập cao cả mét.


Cơ quan khí tượng dự báo từ nay đến tháng 10, Biển Đông sẽ xuất hiện khoảng 7 cơn, trong đó 3 cơn ảnh hưởng đến đất liền.


Gia Chính









Ap thap nhiet doi manh len thanh bao


7 tieng sau khi vao Bien Dong, ap thap nhiet doi da manh len thanh bao, kha nang dat cuc dai cap 9, sau do vao dao Luzon cua Philipines va suy yeu.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

7 tiếng sau khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, khả năng đạt cực đại cấp 9, sau đó vào đảo Luzon của Philipines và suy yếu.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá