Xu hướng giảm xét tuyển học bạ độc lập

Nhiều trường đại học bỏ hoặc giảm xét tuyển học bạ, theo chuyên gia là do tình trạng "lạm phát điểm", song vẫn có cách phù hợp để tuyền đầu vào bằng điểm này.


Đến đầu tháng 4, hơn 150 đại học đã thông báo phương án tuyển sinh năm nay. Nhiều trường dự kiến bỏ dùng riêng học bạ để xét tuyển như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Thái Nguyên...


Hôm 17/4, thêm 20 trường khối quân đội và Đại học Nha Trang công bố bỏ xét tuyển học bạ hoàn toàn.


Một số vẫn dùng cách này nhưng giảm chỉ tiêu như Đại học Công thương TP HCM, các trường thuộc Đại học Quốc gia TP HCM. Trong khi đó, nhiều trường xét kết hợp học bạ với các tiêu chí khác như chứng chỉ quốc tế, điểm thi tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực, phỏng vấn.


Các chuyên gia cho rằng giảm xét tuyển học bạ độc lập sẽ là xu hướng trong những năm tới, giúp tuyển sinh công bằng hơn, nhưng phương thức này sẽ không biến mất.


Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ thí sinh nhập học chỉ dùng học bạ giảm đều trong ba năm qua, từ 37,18% vào năm 2022 xuống còn 27,86% vào năm ngoái.


Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, nhìn nhận một trong những nguyên nhân là do "lạm phát điểm học bạ" ở bậc THPT.


"Nhiều trường phổ thông nâng đỡ học sinh quá nhiều, dẫn đến có thí sinh đạt điểm tổng kết lớp 12 tầm 8-9, nhưng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ 6,5-7, thậm chí thấp hơn", ông Sơn cho hay.


Kết quả đối sánh điểm học bạ với điểm thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy sự chênh lệch này. Như năm 2023, có 60% thí sinh đỗ đại học bằng học bạ có tổng điểm thi tốt nghiệp theo tổ hợp ba môn thấp hơn 3 điểm so với nhóm đỗ bằng điểm này.


Theo ông Sơn, đây là lý do khiến nhiều trường phải tăng điều kiện đầu vào ở phương thức xét học bạ. Từ đó, số thí sinh vào đại học bằng học bạ giảm.


Một cán bộ tuyển sinh ở Hà Nội nhận định một nguyên nhân khác là các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy ngày càng uy tín, trong khi phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT phân hóa tốt hơn.


Việc giảm xét tuyển học bạ, theo PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là điều đáng mừng, cải thiện sự công bằng trong tuyển sinh.


"Mức độ đánh giá kết quả học tập của học sinh ở từng trường, thậm chí của mỗi thầy cô trong trường cũng khác nhau do không dựa trên một kỳ thi chung", ông Lập lý giải. "Vì vậy, nếu chỉ dùng kết quả học bạ để xét tuyển sẽ rất khó công bằng".


Tuy nhiên, ông Lập cho rằng phương thức này vẫn sẽ tồn tại, nhất là một số trường khó khăn tuyển đầu vào.


"Đó là quyền tự chủ của các trường", ông Lập nói. Ông khuyến nghị các trường kèm thêm tiêu chí, như kết hợp với các chứng chỉ quốc tế khi xét học bạ, để đánh giá đầu vào sinh viên tốt hơn.


Ông Phạm Thái Sơn nhận định xét tuyển học bạ độc lập vẫn giúp các trường tuyển được thí sinh phù hợp, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Điều nên làm là tính toán tương quan đầu vào của phương thức này so với các phương thức khác để đảm bảo hiệu quả.


Như tại Đại học Công thương TP HCM những năm trước, nhà trường luôn quy định điểm sàn xét tuyển học bạ cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT, tương ứng kết quả đối sánh của Bộ, ví dụ lần lượt là 20 và 16 điểm.


Với tính toán như vậy, kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển bằng hai phương thức trên khá cân bằng. Theo khảo sát với sinh viên năm thứ hai, số lượng nhập học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT đạt loại khá là khoảng 60%, còn bằng học bạ là 58%.


Cách làm như Đại học Công thương TP HCM khá tương đồng với việc quy đổi điểm trúng tuyển tương đương giữa các phương thức, theo quy chế tuyển sinh đại học năm nay.


Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ không bắt các trường bỏ xét tuyển học bạ nhưng rõ ràng điểm này chưa đảm bảo độ tin cậy, chưa đánh giá thực lực của thí sinh tốt như một số phương thức khác.


Các trường vẫn có thể xét, nhưng cần có công thức quy đổi bằng cách tính độ chênh lệch kết quả giữa học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT hay các kỳ thi khác, sau đó cộng với một số điểm nhất định, tạm gọi là khoảng sai lệch, để giải bài toán về độ tin cậy.


Một số chuyên gia cũng khuyến nghị các trường sử dụng điểm học bạ cả ba năm THPT thay vì chỉ 2-3 học kỳ. Theo quy chế năm nay, khi xét tuyển bằng học bạ, các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 với trọng số không dưới 25%.


Về lâu dài, ông Phạm Thái Sơn cho rằng Bộ cần có giải pháp để việc đánh giá kết quả học tập bậc THPT trở nên thực chất, để tuyển sinh bằng phương thức này đạt hiệu quả tốt hơn.


Dương Tâm









Xu huong giam xet tuyen hoc ba doc lap


Nhieu truong dai hoc bo hoac giảm xet tuyen hoc ba, theo chuyen gia là do tinh trang "lam phat diem", song vãn có cách phù họp dẻ tuyèn dàu vào bàng diẻm này.

Xu hướng giảm xét tuyển học bạ độc lập

Nhiều trường đại học bỏ hoặc giảm xét tuyển học bạ, theo chuyên gia là do tình trạng "lạm phát điểm", song vẫn có cách phù hợp để tuyền đầu vào bằng điểm này.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá