Việt Nam tăng gấp đôi công trình xanh trong 2024

Số công trình được chứng nhận xanh trong năm 2024 đạt 163, gấp đôi năm trước đó.


Thông tin trên được nêu trong báo cáo Tổng quan thị trường công trình xanh Việt nam 2024 do hệ thống chứng nhận Edge và Tập đoàn tài chính quốc tế IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới (World Bank) phát hành tuần trước.


Tính lũy kế, Việt Nam có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn được chứng nhận xanh. Con số này vượt xa các mục tiêu đặt ra trước đó (80 công trình xanh năm 2025 và 160 vào năm 2030). Các chuyên gia ghi nhận dù khởi động muộn hơn các nước trong khu vực, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, với số lượng dự án xanh tăng mạnh những năm gần đây.


Theo Nghị định 15 năm 2021, công trình xanh được quy định từ thiết kế, xây dựng đến vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo chất lượng môi trường sống và bảo vệ môi trường.


Các dự án xanh sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm 74,3 triệu tấn CO2 đến năm 2030 theo cam kết trong Đóng góp tự quyết định (NDC) của Việt Nam với ngành xây dựng, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.


Để được công nhận là công trình xanh, ngoài các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng.


Ví dụ, thay đèn hiệu suất thấp bằng LED, bóng phản quang và halogen có tuổi thọ cao, đảm bảo mức tiêu thụ dưới 20W mỗi m² sàn. Với hệ thống điều hòa không khí, chỉ cần điều chỉnh tăng hoặc giảm 1°C tại khu vực chung có thể giúp tiết kiệm đến 10% năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm tòa nhà, theo ông Trần Ngọc Duy, Phó giám đốc Bộ phận quản lý bất động sản Savills Hà Nội.


Với nước, Savills cũng gợi ý nhiều giải pháp tiết kiệm như điều chỉnh lưu lượng nước tại các vòi xuống khoảng 3,5 lít mỗi phút, tối ưu hóa mức xả bồn cầu ở 4,5 lít một lần, sử dụng hệ thống tái sử dụng nguồn nước thiên nhiên như nước mưa... Theo dữ liệu từ Savills, các giải pháp tối ưu nguồn nước đã giúp tiết kiệm 17% lượng nước tiêu thụ trên mỗi m2 diện tích sử dụng với dự án văn phòng và 3% với dự án nhà ở.


Các chứng nhận xanh ở Việt Nam hiện chủ yếu là Edge (theo IFC), LEED (được cấp bởi Hội đồng công trình xanh Mỹ), Green Mark (phát triển bởi Cơ quan môi trường xanh Singapore) và Lotus (phát triển bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam).


Xét theo loại hình, dữ liệu báo cáo cho thấy nhóm chung cư xanh có dấu hiệu sụt giảm trong bốn năm trở lại đây do ảnh hưởng chung từ thị trường bất động sản, nhưng đang trên đà phục hồi. Diện tích sàn được chứng nhận xanh đang xấp xỉ mức đỉnh của năm 2019-2020.


Các công trình công nghiệp tăng trưởng mạnh trong hai năm gần đây khi xuất hiện thêm loại hình nhà kho xanh (Warehouse). Việc dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam cũng như đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở rộng sản xuất và hoạt động kho vận là lý do chính loại hình này tăng trưởng mạnh. 2024 cũng ghi nhận quy mô dự án văn phòng đạt chứng nhận xanh nhiều nhất từ trước tới nay. Bên cạnh đó, loại hình bán lẻ và giáo dục cũng gây chú ý khi tăng công trình xanh hóa.


Xếp hạng theo tỉnh thành, TP HCM đứng đầu về diện tích được chứng nhận xanh trong 2024, với 3,4 triệu m2 sàn, theo sau là Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng.


Thuỷ Trương









Viet Nam tang gap doi cong trinh xanh trong 2024


So cong trinh duoc chung nhan xanh trong nam 2024 dat 163, gap doi nam truoc do.

Việt Nam tăng gấp đôi công trình xanh trong 2024

Số công trình được chứng nhận xanh trong năm 2024 đạt 163, gấp đôi năm trước đó.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá