Vì sao biến chứng bàn chân đái tháo đường không gây đau?

Tôi bệnh đái tháo đường 7 năm, bác sĩ khuyên khám bàn chân thường xuyên vì biến chứng có thể lở loét nhưng không đau. Vì sao có tình trạng này? (Mộc Kim, 66 tuổi, Đồng Tháp)


Trả lời


Biến chứng bàn chân đái tháo đường xảy ra do nhiều nguyên nhân như xơ vữa làm hẹp mạch máu, giảm tưới máu, tổn thương thần kinh với những rối loạn dinh dưỡng, rối loạn dẫn truyền thần kinh, tổn thương biến dạng xương, viêm xương...


Người bị biến chứng bàn chân đái tháo đường thường mất cảm giác ở bàn chân, rối loạn cảm giác do bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Ban đầu, biến chứng này gây ra các vết loét đơn giản. Nếu không được điều trị đúng cách, vết loét dễ nhiễm trùng khiến người bệnh cảm thấy nóng, rát, sau đó chuyển sang tê, cảm giác châm chích do rối loạn chức năng các sợi thần kinh sợi nhỏ. Cuối cùng là mất cảm giác hoàn toàn.


Mất cảm giác thường đi kèm với giảm cảm giác rung và mất phản xạ gân gót. Ngoài ra, biến chứng thần kinh có thể khiến bàn chân biến dạng do co rút gân cơ, làm giảm cử động các ngón chân, bất thường vùng chịu lực, tạo vết chai chân và biến dạng điển hình là ngón chân hình búa.


Bàn chân người bệnh có xu hướng giảm tiết mồ hôi và da khô ráp, dẫn đến dày, nứt nẻ tạo điều kiện cho nhiễm trùng và loét. Biến dạng hoặc thiếu máu cũng có thể xảy ra do chấn thương, hình thành chai chân, nhiễm trùng và hoại tử nhưng không gây đau.


Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường, do đó phòng ngừa rất quan trọng. Trong trường hợp tổn thương, có xuất hiện vết loét, chăm sóc sớm, đúng phương pháp là cần thiết giúp vết thương của người bệnh lành sớm hơn.


Đa số người bệnh mắc biến chứng thần kinh do đái tháo đường không có triệu chứng, khiến người bệnh có nguy cơ cao tổn thương bàn chân do mất cảm giác. Do đó, bác nên kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện bất thường và kịp thời can thiệp, đồng thời duy trì điều trị nhằm kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý các yếu tố như huyết áp, tình trạng lipid máu, phòng ngừa biến chứng nói chung và biến chứng bàn chân do đái tháo đường nói riêng.


Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp







Vi sao bien chung ban chan dai thao duong khong gay dau?


Toi benh dai thao duong 7 nam, bac si khuyen kham ban chan thuong xuyen vi bien chung co the lo loet nhung khong dau. Vi sao co tinh trang nay? (Moc Kim, 66 tuoi, Dong Thap)

Vì sao biến chứng bàn chân đái tháo đường không gây đau?

Tôi bệnh đái tháo đường 7 năm, bác sĩ khuyên khám bàn chân thường xuyên vì biến chứng có thể lở loét nhưng không đau. Vì sao có tình trạng này? (Mộc Kim, 66 tuổi, Đồng Tháp)
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá