Tăng 20 kg do rối loạn nội tiết

Hà Nội - Chị Hoa, 45 tuổi, tăng từ 58 kg lên 78 kg trong 5 năm dù ăn uống và vận động không thay đổi, bác sĩ chẩn đoán do rối loạn nội tiết.


Chị Hoa thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ và rối loạn kinh nguyệt, xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho thấy chỉ số đường huyết lúc đói 6,8 mmol/L trong khi bình thường 3,9-5,5 mmol/L, chỉ số HOMA-IR ước lượng tình trạng kháng insulin 4,2, tăng khoảng 1,6 lần so với bình thường. Hormone kích thích tuyến giáp TSH của người bệnh tăng 6,8 mU/L, còn bình thường là 2,4-4,5 mU/L.


Ngày 17/12, TS.BS Lê Bá Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, cho biết chị Hoa bị kháng insulin, tiền đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp do béo phì. Kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể không sử dụng được loại hormone này hoặc sử dụng không hiệu quả, khiến đường tích tụ trong máu. Chị được điều trị cải thiện đề kháng insulin, uống thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết, kết hợp chế độ ăn giảm 500-750 kcal mỗi ngày, tập luyện đều đặn dưới sự hướng dẫn của chuyên viên thể dục.


Bác sĩ Ngọc giải thích béo phì và rối loạn nội tiết có mối liên hệ hai chiều. Mô mỡ không đơn thuần là nơi dự trữ năng lượng mà còn là một cơ quan nội tiết thực thụ. Nó tiết ra các hormone như leptin điều hòa cảm giác no, adiponectin tăng nhạy cảm insulin và cytokine. Khi lượng mỡ tích tụ quá mức, các tế bào mỡ tiết ra nhiều cytokine gây viêm, làm rối loạn chức năng các tuyến nội tiết. Ngược lại, các tuyến nội tiết hoạt động bất thường, ảnh hưởng đến quá trình tích lũy và phân bố mỡ, làm trầm trọng thêm các rối loạn sẵn có.


Trường hợp của chị Hoa nói riêng và người bị béo phì do rối loạn nội tiết nói chung cần được điều trị rối loạn nội tiết trước. Bác sĩ theo dõi các chỉ số như đường huyết lúc đói và sau ăn, HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết, insulin và chỉ số HOMA-IR đánh giá tình trạng kháng insulin. Kiểm tra hormone tuyến giáp (TSH, FT4), hormone thượng thận (cortisol), các hormone sinh dục như testosterone ở nam, estradiol và FSH ở nữ cũng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.


Béo phì gây tăng đề kháng insulin, buộc tuyến tụy tiết nhiều insulin hơn, dần dẫn đến suy kiệt và phát triển đái tháo đường type 2. Béo phì cũng làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm testosterone ở nam giới, giảm ham muốn, rối loạn cương dương. Nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt và khó mang thai do tác động của thay đổi nồng độ hormone.


Triệu chứng béo phì do rối loạn nội tiết thường đi kèm với biểu hiện tăng insulin máu, tăng cortisol, suy giáp hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng. Khác với béo phì nguyên phát, béo phì do rối loạn nội tiết thường tiến triển nhanh và có những đặc điểm riêng biệt.


Ngoài chế độ ăn giảm calo, tăng cường vận động, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị béo phì kết hợp với thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết. Một số trường hợp nặng có thể cân nhắc phẫu thuật chuyển hóa khi điều trị nội khoa đơn thuần không hiệu quả.


Tuấn Đạt


*Tên người bệnh đã được thay đổi


Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp







Tang 20 kg do roi loan noi tiet


Ha Noi - Chi Hoa, 45 tuoi, tang tu 58 kg len 78 kg trong 5 nam du an uong va van dong khong thay doi, bac si chan doan do roi loan noi tiet.

Tăng 20 kg do rối loạn nội tiết

Hà Nội - Chị Hoa, 45 tuổi, tăng từ 58 kg lên 78 kg trong 5 năm dù ăn uống và vận động không thay đổi, bác sĩ chẩn đoán do rối loạn nội tiết.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá