Tắc ruột sau phẫu thuật sa trực tràng

TP HCM - Hoàng, 18 tuổi, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, không thể đi đại tiện, bác sĩ phát hiện tắc ruột do nhiễm trùng vết mổ.


Triệu chứng của Hoàng xuất hiện sau một tuần phẫu thuật sa trực tràng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu. Kết quả chụp máy CT 1975 lát cắt ổ bụng có tiêm thuốc cản quang cho thấy giãn ứ dịch hơi trong toàn bộ khung đại tràng, từ manh tràng đến trực tràng - chỗ nối trực tràng hậu môn 6 cm.


Ngày 26/3, ThS.BS.CKI Nguyễn Anh Đức, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, cho rằng Hoàng bị tắc ruột có thể do nhiễm trùng vết mổ, xuất huyết do bục chỗ khâu sa trực tràng gây chảy máu, sưng viêm, đồng thời làm bít hẹp ống hậu môn nên không thể đi đại tiện. Nội soi trực tràng cho thấy lòng trực tràng có nhiều dịch đen lẫn đỏ, được bác sĩ bơm rửa làm sạch. Cách bờ hậu môn 5 cm có mối chỉ khâu vòng theo chu vi trực tràng và viêm loét vùng này kèm một điểm đang xuất huyết. Các bác sĩ đốt bằng coagrasper (một dụng cụ cầm máu) và chích thuốc cầm máu.


Sau đó, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, đặt ống thông và bóng vào hậu môn bệnh nhân để bơm căng nhằm ép chặt điểm chảy máu trong ba ngày. Kỹ thuật này giúp cầm máu, thúc đẩy vết thương nhanh lành và tránh nguy cơ chảy máu lại.


Ba ngày sau, ống thông và bóng được lấy ra, anh Hoàng không còn tình trạng xuất huyết, sức khỏe dần hồi phục, đi tiêu bình thường, xuất viện sau một tuần.


Theo bác sĩ Đức, sa trực tràng là bệnh lý ít gặp. Hiện, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ như mang thai, có tiền sử tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính, người lớn tuổi làm suy yếu cơ và dây chằng ở vùng trực tràng, chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông, tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng thắt chặt và nới lỏng của cơ.


Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ có chỉ định điều trị khác nhau. Mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị nội khoa, dùng thuốc làm mềm phân và bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp tập vật lý trị liệu trước và sau mổ sa trực tràng nhằm làm săn chắc các cơ hậu môn, cơ sàn chậu và phục hồi các cung phản xạ đại tiện. Quá trình này bao gồm kích điện trong lòng hậu môn phối hợp tập phản hồi sinh học, các bài tập kegel (tăng sức mạnh cơ vùng chậu).


Nếu bệnh nghiêm trọng, điều trị phẫu thuật được áp dụng nhằm đưa trực tràng trở lại vị trí cũ. Hiện có hai loại phẫu thuật phổ biến là mổ tiếp cận nội soi ổ bụng và phương pháp tiếp cận tầng sinh môn (Altemeier) cắt đoạn trực tràng qua ngõ hậu môn - nối trực tràng và ống hậu môn.


Quyên Phan


*Tên bệnh nhân đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp







Tac ruot sau phau thuat sa truc trang


TP HCM - Hoang, 18 tuoi, chuong bung, xuat huyet tieu hoa, khong the di dai tien, bac si phat hien tac ruot do nhiem trung vet mo.

Tắc ruột sau phẫu thuật sa trực tràng

TP HCM - Hoàng, 18 tuổi, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, không thể đi đại tiện, bác sĩ phát hiện tắc ruột do nhiễm trùng vết mổ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá