Nhỏ nước chanh vào mắt, mũi chữa bệnh gây biến chứng

TP HCM - Chị Mỹ, 27 tuổi, dùng nước cốt chanh nguyên chất nhỏ vào mũi chữa viêm mũi xoang mạn tính khiến niêm mạc mũi sưng nề, nóng rát, phù nề.


Chị Mỹ đến Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 7 khám sau 7 ngày tự chữa viêm xoang như trên. Lần đầu, chị nhỏ một giọt nước cốt chanh, thấy hơi rát nhưng hết chảy nước mũi nên tăng ba giọt mỗi sáng. Đến ngày thứ hai, mũi bắt đầu rát bỏng, sưng đau, cảm giác nóng, khạc ra mủ xanh.


Kết quả nội soi mũi họng của chị Mỹ cho thấy niêm mạc mũi sung huyết, lỗ thông xoang phù nề, bít tắc, cản trở dẫn lưu của xoang, có dấu hiệu viêm xoang sàng, xoang hàm hai bên. Bề mặt niêm mạc có nhiều dịch nhầy, mủ xanh vàng, nhiều vùng tổn thương dạng trượt nhẹ.


Ngày 2/5, ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, Trưởng Đơn vị Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết chị Mỹ viêm xoang mạn tính đợt cấp bội nhiễm, viêm niêm mạc mũi do kích thích hóa học bên ngoài, trong trường hợp này là axit trong chanh.


Người bệnh vốn có nền viêm xoang mạn tính, cơ địa nhạy cảm với thời tiết, nên niêm mạc mũi yếu. Khi nhỏ trực tiếp nước cốt chanh nguyên chất có tính axit cao vào mũi liên tục, niêm mạc bị kích thích mạnh, dẫn đến phù nề, tổn thương bề mặt và mất khả năng tự bảo vệ. Vết thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn bội nhiễm, làm dịch nhầy chuyển xanh vàng, biểu hiện điển hình của đợt viêm xoang cấp bội nhiễm trên nền xoang mạn.


Tương tự bé Hưng, 2 tuổi, hay đỏ mắt, ngứa nên bà ngoại cũng làm theo mẹo dân gian nhỏ nước cốt chanh nhằm làm sạch và sáng mắt. Kết quả bé đau rát mắt, gào khóc, phải đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM kiểm tra.


BS.CKI Nguyễn Đức Huy, Trung tâm Mắt Công nghệ cao, khám thấy mí mắt bé Hưng sưng nhẹ, kết mạc mắt đỏ (sung huyết kết mạc lan tỏa). Bác sĩ dùng đèn khe sinh học (slit lamp) phát hiện tổn thương biểu mô giác mạc, tróc biểu mô rải rác, chẩn đoán bé Hưng viêm kết giác mạc cấp do kích thích hóa học (axit từ nước chanh), tổn thương biểu mô giác mạc.


Để điều trị cho chị Mỹ, bác sĩ hút dịch nhầy, giúp thông thoáng mũi xoang, kê toa thuốc điều trị, hướng dẫn chăm sóc mũi giai đoạn nhạy cảm, tái khám sau một tuần. Bé Hưng được kê thuốc, nhỏ mắt và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.


Bác sĩ Phát cho biết nước chanh có độ pH từ 2 đến 3, nghĩa là có tính axit cao hơn nước từ 10.000 đến 100.000 lần. Trong khi niêm mạc mũi họng rất mỏng và nhạy cảm, axit từ chanh có thể gây bỏng, sưng nề, tắc nghẽn niêm mạc. Nước cốt chanh tiếp xúc với vết xước gây viêm nặng, dẫn đến đau rát, sưng tấy


Các cơ quan như mắt, mũi, tai còn liên kết mật thiết với hệ thần kinh cảm giác (khứu giác, thị giác, thính giác...). Kích ứng hoặc tổn thương do axit có thể gây rối loạn dẫn truyền tín hiệu, ảnh hưởng đến khả năng ngửi, nghe, nhìn. Môi trường axit cũng làm thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm phát triển. Nấm tai, nấm mũi rất dễ phát triển trong điều kiện niêm mạc bị tổn thương và độ pH thay đổi.


Theo bác sĩ Huy, nhỏ nước cốt chanh vào mắt có thể gây tổn thương trực tiếp đến giác mạc, nguy cơ viêm loét, hình thành sẹo giác mạc, dẫn đến mù vĩnh viễn.


Các bác sĩ khuyến cáo người lớn không nên tự ý nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai hay tự chữa bệnh theo phương pháp dân gian truyền miệng, vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, tổn thương nặng. Khi có bất thường, người bệnh nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.


Uyên Trinh


*Tên người bệnh đã được thay đổi


Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp







Nho nuoc chanh vao mat, mui chua benh gay bien chung


TP HCM - Chi My, 27 tuoi, dung nuoc cot chanh nguyen chat nho vao mui chua viem mui xoang man tinh khien niem mac mui sung ne, nong rat, phu ne.

Nhỏ nước chanh vào mắt, mũi chữa bệnh gây biến chứng

TP HCM - Chị Mỹ, 27 tuổi, dùng nước cốt chanh nguyên chất nhỏ vào mũi chữa viêm mũi xoang mạn tính khiến niêm mạc mũi sưng nề, nóng rát, phù nề.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá