Nguy cơ cháy nắng ở mắt

Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng mắt, nếu lặp lại và kéo dài dẫn đến tổn thương, gây bệnh về mắt.


Tổn thương mắt do ánh nắng mặt trời được gọi là viêm giác mạc do ánh sáng, xảy ra khi mắt bị cháy nắng do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV). Theo thời gian, tình trạng cháy nắng mắt lặp lại có thể dẫn đến tổn thương và mắc bệnh về mắt.


Nguy cơ bị cháy nắng mắt cao nhất khi ở gần mặt nước hoặc tuyết trong thời gian dài, vì tia UV phản chiếu từ nước và tuyết vào mắt. Nếu bạn dành cả ngày cho các hoạt động như trượt tuyết, lướt sóng hoặc chèo thuyền, hãy đeo kính râm bảo vệ mắt. Vùng núi có bầu khí quyển mỏng hơn, khả năng cản tia UV kém hơn. Nếu ở trên ngọn núi phủ đầy tuyết, nguy cơ cháy nắng mắt tăng lên vì ánh nắng mặt trời phản chiếu từ tuyết. Nhiều người cũng có thể tiếp xúc với tia UV có hại cho mắt ngay trong nhà. Các loại đèn sáng cũng có thể không tốt cho mắt, bao gồm cả giường tắm nắng, thiết bị hàn và tia laser.


Các triệu chứng cháy nắng cảnh báo sau khi ở ngoài nắng vài giờ mà không bảo vệ mắt, bao gồm mờ mắt, giật mắt, cảm thấy cộm hoặc có vật gì đó trong mắt, có quầng sáng hoặc đốm trong tầm nhìn, đau đầu, nóng rát mắt, đỏ nhãn cầu, nhạy cảm với ánh sáng, đồng tử nhỏ, mắt sưng, chảy nước mắt. Một số trường hợp ít gặp mất thị lực tạm thời.


Cách tốt nhất để bảo vệ mắt là đeo kính râm và đội mũ rộng vành khi ra ngoài. Khi ở trong nhà, hãy đeo kính bảo vệ mắt bất cứ khi nào ở gần nơi có ánh sáng mạnh.


Kính râm không chỉ dành cho những tháng mùa hè mà còn là biện pháp an toàn quanh năm, giống như kem chống nắng cần thoa hàng ngày. Chọn kính râm có chỉ số UV 400 hoặc có nhãn "bảo vệ khỏi tia UV" để bảo vệ mắt tốt nhất. Tròng kính màu tối không nhất thiết là có khả năng chống tia UV tốt hơn. Tròng kính màu sáng có chỉ số chống UV phù hợp cũng có hiệu quả tương đương.


Nếu có thể, hãy chọn kính râm bao quanh khuôn mặt để bảo vệ mắt khỏi tia UV chiếu từ bên. Vào mùa đông, nên đeo kính trượt tuyết có khả năng bảo vệ tia UV. Kính râm phân cực cũng có thể giảm chói và hạn chế tia UV tác động đến mắt. Trẻ em cũng cần đeo kính râm có khả năng chống tia UV.


Thông thường, các triệu chứng của cháy nắng mắt tự khỏi trong vòng 1-2 ngày. Trong thời gian đó, cố gắng không gãi hoặc dụi mắt. Nếu đeo kính áp tròng và bị cháy nắng mắt, hãy tháo kính áp tròng ra ngay lập tức. Không đeo lại cho đến khi mắt cảm thấy bình thường.


Giống như cháy nắng thông thường, có nhiều cách để làm dịu tình trạng cháy nắng ở mắt. Người bệnh nên tránh ánh nắng mặt trời và các ánh sáng mạnh khác, đắp khăn mát lên mắt. Uống thuốc giảm đau không kê đơn và sử dụng nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm cho mắt.


Đi khám nếu cháy nắng ở mắt gây đau kéo dài hơn hai ngày, bị mất thị lực tạm thời hoặc thay đổi thị lực đáng kể. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh.


Anh Ngọc (Theo Verywell Health)









Nguy co chay nang o mat


Tiep xuc qua nhieu voi tia cuc tim (UV) co the gay chay nang mat, neu lap lai va keo dai dan den ton thuong, gay benh ve mat.

Nguy cơ cháy nắng ở mắt

Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng mắt, nếu lặp lại và kéo dài dẫn đến tổn thương, gây bệnh về mắt.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá