Người trẻ bị run tay có nguy hiểm không?

Tôi 28 tuổi, hay bị run tay khi căng thẳng hoặc viết lâu. Tình trạng này do đâu, có phải là triệu chứng nguy hiểm? (Ngọc Thắm, Đồng Nai)


Trả lời:


Run tay là phản ứng tự nhiên khi tâm trạng căng thẳng hay hồi hộp. Nguyên nhân phổ biến gây run tay thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Khi cơ thể lo âu, căng thẳng hoặc mệt mỏi kéo dài, hormone adrenaline tăng đột biến, khiến tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, cơ bắp co cứng, dẫn đến run tay. Người trẻ thường xuyên đối mặt với áp lực học tập, công việc hoặc mất ngủ, sử dụng thiết bị điện tử quá mức là nhóm dễ gặp tình trạng này nhất.


Run tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Chứng run vô căn (rối loạn vận động chưa rõ nguyên nhân) thường xuất hiện ở người trẻ do yếu tố di truyền. Đặc trưng run khi cầm nắm đồ vật như ly nước, bút viết và tình trạng có thể nặng dần theo thời gian.


Người mắc bệnh cường giáp, hormone tuyến giáp tăng cao cũng dẫn đến run tay kèm tim đập nhanh, vã mồ hôi, bứt rứt. Run tay cũng có thể là triệu chứng tổn thương não do chấn thương, đột quỵ. Nếu bạn run tay ngay cả khi nghỉ ngơi và giảm khi vận động có thể là dấu hiệu của Parkinson khởi phát sớm.


Thiếu magie, vitamin B6, B12 hoặc D gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh - cơ, dẫn đến run tay. Trong trường hợp này bạn nên bổ sung thực phẩm như cá, trứng, rau xanh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng viên uống nếu cần. Lạm dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, dễ làm tổn thương tế bào não và rối loạn dẫn truyền thần kinh.


Nếu run tay chỉ xảy ra thoáng qua khi căng thẳng và không ảnh hưởng nhiều, bạn có thể điều chỉnh lối sống như tránh caffeine, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp triệu chứng kéo dài, xảy ra ngay cả khi không căng thẳng, hoặc gây khó khăn trong sinh hoạt, bạn nên đi khám tại chuyên khoa Thần kinh để xác định nguyên nhân và điều trị sớm. Tùy nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp như dùng thuốc, kích thích từ trường xuyên sọ.


Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) sử dụng sóng từ trường tác động lên vùng não bị ảnh hưởng, giúp điều chỉnh hoạt động thần kinh và giảm triệu chứng run ở bệnh nhân Parkinson. Phương pháp này không xâm lấn, an toàn và được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn vận động, bao gồm cả trường hợp khởi phát sớm ở người trẻ.


Người trẻ nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh lạm dụng chất kích thích và duy trì lối sống, ăn uống khoa học để bảo đảm chất lượng sức khỏe tốt.


BS.CKI Nguyễn Phương Trang
Trung tâm Khoa học Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp







Nguoi tre bi run tay co nguy hiem khong?


Toi 28 tuoi, hay bi run tay khi cang thang hoac viet lau. Tinh trang nay do dau, co phai la trieu chung nguy hiem? (Ngoc Tham, Dong Nai)

Người trẻ bị run tay có nguy hiểm không?

Tôi 28 tuổi, hay bị run tay khi căng thẳng hoặc viết lâu. Tình trạng này do đâu, có phải là triệu chứng nguy hiểm? (Ngọc Thắm, Đồng Nai)
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá