Làm gì phòng sốt xuất huyết trước khi bệnh vào mùa?

Bệnh sốt xuất huyết lưu hành quanh năm, cao điểm thường từ tháng 5, Bộ Y tế khuyến cáo diệt muỗi, bọ gậy, thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh và trở nặng.


Ngày 27/4, Bộ Y tế ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, có xu hướng tăng tại nhiều địa phương. Mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Bệnh sốt xuất huyết thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm thường niên tại Việt Nam gây ra do muỗi vằn, cần lưu ý phòng chống hàng ngày.


Loại bỏ nơi sinh sản và nơi ở của muỗi


"Nắng nóng kết hợp mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi đẻ trứng, hình thành muỗi con", BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho hay. Muỗi thường trú ngụ trong bóng tối, các vật dụng như quần áo, chăn màn, dây phơi, kệ sách. Do đó, nên phát quang bụi rậm, cây cỏ, loại bỏ các vật dụng chứa nước như chai lọ, bao nilong, bát đĩa vỡ xung quanh nhà, văn phòng công ty, trường học, bệnh viện, công trình xây dựng, chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải... Người dân cần lau chùi, đậy nắp hoặc thả cá để diệt bọ gậy trong lu, bể chứa nước. Nơi ở, nơi làm việc cần vệ sinh sạch, loại bỏ các đồ dùng cũ như quần áo, sách báo, vật dụng không sử dụng đến, đặc biệt sau khi mưa xuống.


Muỗi vằn truyền bệnh có vòng đời trung bình 1-2 tháng, có thể sống tới ba tháng trong điều kiện nhiệt độ nóng ẩm. Cứ sau mỗi lần chúng hút máu no, khoảng ba ngày lại đẻ trứng một lần. Ổ chứa ấu trùng muỗi (bọ gậy) rất đa dạng, thường do con người tạo ra và ở xung quanh nơi sinh sống. Trứng muỗi sống sót ở điều kiện khô hạn tới 8 tháng, hoặc mùa đông khắc nghiệt, có thể phát triển thành bọ gậy chỉ với một chút nước.


Chống muỗi đốt


Muỗi vằn thường đốt người vào sáng sớm hoặc chiều tối, có thể đốt nhiều người trong một lần và truyền virus trong thời gian ngắn. Cách chống muỗi đốt hiệu quả là mặc quần áo dài tay, ngủ màn vào cả ban ngày. Có thể sử dụng thêm các sản phẩm thuốc xịt, kem bôi chống muỗi đốt.


Thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế


Trong khuyến cáo phòng ngừa sốt xuất huyết trước khi bệnh vào mùa, Bộ Y tế giao chính quyền địa phương triển khai chiến dịch phun hóa chất để diệt muỗi, bọ gậy.


Việc sử dụng hóa chất cần theo hướng dẫn của nhân viên y tế và theo đúng liều lượng, theo nguyên tắc phun lên tường, hộc tủ, góc nhà và phun xung quanh đối với khu vực có nhiều trẻ nhỏ; không phun trực tiếp lên bàn ghế, đồ chơi, quần áo hay các vật dụng trẻ dễ tiếp xúc.


Tuân thủ chỉ định điều trị


Biểu hiện ban đầu thường gặp của sốt xuất huyết bao gồm sốt cao đột ngột, người mệt lả, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, kèm tiêu chảy.


Ở giai đoạn hạ sốt, bệnh dễ đột ngột trở nặng, có thể biến chứng sốc sốt xuất huyết, cô đặc máu, sốc mất máu, suy gan, suy thận... Người bệnh không nên tự điều trị tại nhà và mua thuốc uống, nên thăm khám, xét nghiệm để được bác sĩ chỉ định điều trị tại bệnh viện hoặc ở nhà. Nếu được chăm sóc tại nhà, mỗi người bệnh tuân thủ lịch tái khám. Khi có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen, thở nhanh, bồn chồn, mất ý thức... người bệnh cần nhập viện ngay.


Nên tiêm vaccine sớm


Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu song đã có vaccine phòng ngừa đầy đủ 4 type huyết thanh virus gồm Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4 tại Việt Nam. Vaccine Qdenga do hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất, chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi đến người lớn. Lịch tiêm gồm hai mũi cách nhau ba tháng. Phụ nữ nên tiêm vaccine này trước ba tháng hoặc tối thiểu một tháng trước khi mang thai.


Vaccine sốt xuất huyết có hiệu quả phòng ngừa bệnh lên đến hơn 80% và giảm nguy cơ nhập viện hơn 90%, hiện chỉ triển khai tại tiêm chủng dịch vụ.


Bác sĩ Chính khuyến cáo người dân tiêm vaccine sớm, không đợi cao điểm sốt xuất huyết mới tiêm chủng. Lý do, sau tiêm, vaccine cần trung bình hai tuần để tạo kháng thể bảo vệ. Mỗi người cần tiêm đủ hai mũi vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối đa. Việc này giúp giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết, biến chứng, tốn kém chi phí điều trị.


Tuấn An









Lam gi phong sot xuat huyet truoc khi benh vao mua?


Bẹnh sót xuát huyét luu hanh quanh nam, cao diem thuòng tù tháng 5, Bo Y te khuyen cao diẹt muõi, bọ gạy, thục hiẹn biẹn pháp phòng ngùa dẻ tránh mac bẹnh và trỏ nạng.

Làm gì phòng sốt xuất huyết trước khi bệnh vào mùa?

Bệnh sốt xuất huyết lưu hành quanh năm, cao điểm thường từ tháng 5, Bộ Y tế khuyến cáo diệt muỗi, bọ gậy, thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh và trở nặng.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá