Kinh tế Nga ~bên bờ vực suy thoái~, Moscow tính xoay chuyển ra sao?

Lần đầu tiên sau 3 năm, Nga thừa nhận nền kinh tế đang cận kề suy thoái và đối mặt với nhiều rủi ro. Moscow định làm gì để giải quyết tình trạng này?


Tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov đánh giá rằng các chỉ số kinh tế cho thấy xu hướng chững lại. Lần đầu tiên, giới chức Nga thừa nhận nền kinh tế đang bắt đầu chững lại sau 3 năm kể từ cuộc xung đột với Ukraine. "Dựa trên cảm nhận thực tế của doanh nghiệp và các chỉ báo hiện tại, tôi cho rằng chúng ta đang ở bên bờ vực suy thoái", ông phát biểu.


Đối diện hàng loạt lệnh trừng phạt kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, kinh tế Nga vẫn vượt kỳ vọng và dự báo của chuyên gia. Chi tiêu quốc phòng tăng mạnh là động lực chính giúp duy trì tăng trưởng và giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhưng cũng làm gia tăng áp lực lạm phát.


Tuy nhiên, về dài hạn, lạm phát và thiếu hụt đầu tư nước ngoài vẫn là những rủi ro tiềm ẩn. Các nhà kinh tế nhiều lần cảnh báo nền kinh tế Nga có nguy cơ trì trệ do thiếu đầu tư ngoài lĩnh vực quốc phòng.


Các chuyên gia nhận định rằng những yếu tố kết hợp giữa chính sách thắt chặt tiền tệ, các lệnh trừng phạt phương Tây, giá dầu thấp, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao đang đẩy Nga đến nguy cơ suy thoái.


Bên cạnh đó, Trung tâm phân tích vĩ mô và dự báo ngắn hạn tại Nga cho biết hầu hết lĩnh vực dân sự đã rơi vào suy thoái và chưa có dấu hiệu khởi động lại tăng trưởng. "Có vẻ như một nền kinh tế trì trệ đã hình thành", các nhà phân tích của trung tâm nhận định.


Dù cảnh báo, ông Reshetnikov cũng làm rõ rằng suy thoái chưa phải là điều tất yếu. "Tôi không dự báo rằng sẽ có suy thoái. Tôi nói chúng ta đang cận kề. Từ thời điểm này trở đi, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quyết định của chúng ta", ông nêu.


Bộ trưởng Kinh tế Nga kêu gọi Ngân hàng Trung ương có chính sách hỗ trợ, trong bối cảnh Điện Kremlin thừa nhận lãi suất cơ bản hiện tại ở mức 20% đang kìm hãm tăng trưởng.


Tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thúc giục các quan chức kinh tế không nên đóng băng nền kinh tế bằng chi phí vay cao, như thể nó đang ở trong "buồng trị liệu bằng nhiệt độ thấp".


Tháng 6, Nga lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ năm 2022, nhưng chi phí vay vẫn ở mức gần kỷ lục, khiến nhiều doanh nghiệp than phiền lãi suất cao đang bóp nghẹt đầu tư.


Khác với quan điểm của Bộ trưởng Reshetnikov, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina thừa nhận tăng trưởng GDP đang chững lại, nhưng cho rằng đây là "cách để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng quá nóng".


Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov thừa nhận nền kinh tế đang hạ nhiệt nhưng lạc quan "sau cái lạnh, mùa hè sẽ đến".


Ông Alexander Vedyakhin, Phó tổng giám đốc Sberbank, ngân hàng lớn nhất tại Nga, cho rằng chính sách tiền tệ quá chặt chẽ đang làm tăng nguy cơ "hạ nhiệt quá mức", đồng thời kêu gọi cần hạ lãi suất mạnh về mức 12-14%.


Theo Reuters, RT, AP







Kinh te Nga "ben bo vuc suy thoai", Moscow tinh xoay chuyen ra sao?


Lan dau tien sau 3 nam, Nga thua nhan nen kinh te dang can ke suy thoai va doi mat voi nhieu rui ro. Moscow dinh lam gi de giai quyet tinh trang nay?

Kinh tế Nga "bên bờ vực suy thoái", Moscow tính xoay chuyển ra sao?

Lần đầu tiên sau 3 năm, Nga thừa nhận nền kinh tế đang cận kề suy thoái và đối mặt với nhiều rủi ro. Moscow định làm gì để giải quyết tình trạng này?
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá