Gỡ vướng 2.200 dự án tắc nghẽn, GDP có thể tăng thêm 1-2%

Hơn 2.200 dự án bị ách tắc với tổng vốn gần 5,9 triệu tỷ đồng, tương đương 50% GDP đang là “nút thắt” lớn kìm hãm tăng trưởng, theo TS Cấn Văn Lực.


Phát biểu tại chương trình "Cà phê Doanh nhân" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM tổ chức sáng 10/5, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng nếu các dự án này được tháo gỡ, GDP có thể tăng thêm 1-2%.


Ông Lực cho biết Chính phủ đã cơ bản hoàn tất việc rà soát hơn 2.200 dự án bị vướng thủ tục pháp lý và đang chuẩn bị trình Bộ Chính trị, Quốc hội cơ chế xử lý trong thời gian tới. "Chỉ cần tháo gỡ được 200 dự án trong năm nay đã là thành công rất lớn," ông nói.


Trong bản tin thị trường do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) công bố, tổ chức này cũng nhấn mạnh tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng. VARS cho rằng điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.


Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm 2023, khối doanh nghiệp bất động sản tư nhân nộp hơn 37.000 tỷ đồng tiền thuế, đứng thứ hai toàn quốc. Trong danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2024 công bố ngày 8/5, Tổng cục Thuế ghi nhận có ba tập đoàn bất động sản tư nhân lọt top 10.


Cũng tại chương trình này, TS Cấn Văn Lực tiếp tục nhấn mạnh đầu tư công là động lực tăng trưởng quan trọng. "Nếu giải ngân đầu tư công tăng 30% thì GDP có thể tăng thêm khoảng 1,8 điểm phần trăm," ông nói, đồng thời đánh giá khu vực tư nhân, đặc biệt nhóm bất động sản đang dẫn dắt nhiều lĩnh vực then chốt như hạ tầng, thương mại, dịch vụ, du lịch.


Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 68 vừa được ban hàng được kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá mạnh mẽ. Đây là lần đầu tiên khu vực kinh tế tư nhân được xác định là "một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, số hóa toàn diện dữ liệu đất đai, công khai quy hoạch, kiểm soát giá đất và tận dụng hiệu quả quỹ đất công, đất hoang hóa.


Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đánh giá Nghị quyết 68 là "cuộc cách mạng về cơ chế" nếu được triển khai quyết liệt. Đặc biệt, VNREA cho rằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, kết nối với các hệ thống quốc gia sẻ giúp tăng minh bạch, giảm thời gian cấp sổ đỏ, đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và gỡ vướng cho hàng nghìn dự án đang tắc nghẽn.


Ngắn hạn có thể phát sinh độ trễ khi chuyển đổi sang hệ thống mới, nhưng về lâu dài, quy trình sẽ rõ ràng hơn, nguồn cung được khơi thông, mặt bằng giá hợp lý và niềm tin thị trường được củng cố.


Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, cao nhất kể từ năm 2020. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. Trong phát biểu kết luận, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát, gỡ vướng cho hơn 2.200 dự án, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm huy động nguồn lực phát triển trong bối cảnh còn nhiều thách thức.


Thi Hà









Go vuong 2.200 du an tac nghen, GDP co the tang them 1-2%


Hon 2.200 du an bi ach tac voi tong von gan 5,9 trieu ty dong, tuong duong 50% GDP dang la “nut that” lon kim ham tang truong, theo TS Can Van Luc.

Gỡ vướng 2.200 dự án tắc nghẽn, GDP có thể tăng thêm 1-2%

Hơn 2.200 dự án bị ách tắc với tổng vốn gần 5,9 triệu tỷ đồng, tương đương 50% GDP đang là “nút thắt” lớn kìm hãm tăng trưởng, theo TS Cấn Văn Lực.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá