Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái

Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông nối TP HCM thay phương án cầu nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, tránh ảnh hưởng hoạt động của cảng Cát Lái.


Phương án được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đề xuất tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 3/12.


8 năm trước, dự án cầu Cát Lái, nối TP Thủ Đức, TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng cho bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.


Khi đó, dự án cầu Cát Lái được nghiên cứu dài 4,5 km; 8 làn xe. Công trình bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (TP Thủ Đức), đi theo đường Nguyễn Thị Định, vượt sông hướng về tỉnh lộ 25B ở Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cầu dự kiến triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với kinh phí khoảng 7.200 tỷ đồng và hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên, hiện kế hoạch triển khai công trình vẫn chưa thống nhất sau nhiều năm bàn thảo.


Theo ông Đức, nếu xây cầu Cát Lái sẽ phải làm tĩnh không lớn để tàu thuyền qua cảng. Việc này dẫn đến giải phóng mặt bằng nhiều khiến kinh phí tăng lên. Bên cạnh đó, xây hầm sẽ giúp đảm bảo mỹ quan khu vực 2 bên bờ sông cũng như tránh ảnh hưởng đến hoạt động của cảng Cát Lái.


Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa đồng ý chủ trương cho Đồng Nai nghiên cứu xây hầm vượt sông thay cầu Cái Lái kết nối TP HCM để đồng bộ giao thông khi sân bay Long Thành vào hoạt động.


Trước đó, khi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Fecon và đối tác là Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đưa ra hai phương án xây hầm Cát Lái vượt sông. Trong đó phương án một xây hầm dài hơn 2,3 km, với 8 làn đường (4 làn đường mỗi hầm), vận tốc thiết kế 80 km/h. Với phương án hai, đơn vị đề xuất quy mô 6 làn đường với 3 làn đường mỗi hầm; chiều dài tuyến hơn 1,7 km.


Đại diện Công ty CP Fecon cho biết, phương án đầu tiên phần hầm kín, hầm hở và 2 hố shaft (giếng phục vụ thi công ngầm) được bố trí tại các vị trí đất trống, giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng và không ảnh hưởng lưu thông các tuyến đường hiện hữu.


Tương tự, với phương án hai, phần hầm kín, hầm hở và 2 hố shaft được bố trí tại các vị trí trên mặt đường hiện hữu (đường Lý Thái Tổ và đường Nguyễn Thị Định) nên không cần giải phóng mặt bằng trong lúc thi công hầm. Tuy nhiên, có ảnh hưởng giao thông ở 2 tuyến đường trên.


Theo đại diện Công ty CP Fecon, đây chỉ là những phương án gợi mở do thời gian nghiên cứu ngắn và chưa có số liệu đầy đủ, chi tiết về địa chất, các quy hoạch liên quan. Qua nghiên cứu, phương án rẻ nhất và nhanh nhất để thi công hầm thay cho xây dựng cầu Cát Lái có chi phí 9.000-10.000 tỷ đồng, thời gian thi công dưới 2 năm.


Phước Tuấn









Dong Nai de xuat xay ham vuot song thay cau Cat Lai


Dong Nai de xuat xay ham vuot song noi TP HCM thay phuong an cau nham han che giai phong mat bang, dam bao my quan, tranh anh huong hoat dong cua cang Cat Lai.

Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái

Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông nối TP HCM thay phương án cầu nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, tránh ảnh hưởng hoạt động của cảng Cát Lái.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá