Đề xuất nâng tiền phạt gấp 6, tăng án tù với người bán `thực phẩm bẩn`

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi,) Bộ Công an đề xuất tội phạm về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng; án tù tối thiểu nâng từ một năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.


Cho rằng cần đảm bảo tính răn đe, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, cơ quan soạn thảo là Bộ Công an đã đề xuất tăng mức phạt tiền với hơn 160 tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Mức đề xuất tăng phổ biến là gấp đôi.


Hai tội nằm trong nhóm bị nâng mức phạt cao nhất là tội phạm môi trường, Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236) và Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317), đều được đề xuất tăng tiền phạt gấp 6 lần.


Cụ thể, hành vi dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, ngoài danh mục được dùng trong thực phẩm, hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hành vi sử dụng động vật chết, có nguồn dịch bệnh bị buộc tiêu hủy để chế biến, buôn bán thực phẩm; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chất phụ gia, chất cấm... có thể bị phạt 300 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, tùy số tiền thu lợi và tính chất nghiêm trọng tới bao nhiêu người. Hiện tiền phạt với tội này đang ở mức 50-500 triệu đồng.


Dự thảo cũng đề xuất nâng mức phạt tù tối thiểu với người phạm tội này từ một năm lên thành 3 năm. Khung hình phạt nhẹ nhất, do đó chuyển từ 1-5 năm lên tới 3-7 năm.


Dùng hóa chất, phụ gia mà không biết đó là chất cấm, vẫn phải đi tù


Theo luật hiện tại, người thực hiện hành vi này chỉ bị quy trách nhiệm hình sự nếu biết các phụ gia, hóa chất mình sử dụng thuộc danh mục cấm. Tương tự, họ cũng chỉ bị xử lý nếu biết động vật mình sử dụng để chế biến buôn bán làm thực phẩm, có nguồn gốc là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.


Cụ thể, điểm a, khoản 1, Điều 317 Bộ luật Hình sự cho phép áp dụng mức phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm với người sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm (...).


Song trong dự thảo luật mới, Bộ Công an đề xuất bỏ cụm "mà biết", điều này đồng nghĩa, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt, dù biết hay không biết các hóa chất, phụ gia và nguồn độc vật đó có hại.


>> Xem chi tiết Điều luật dự kiến sửa đổi tại đây


Bán thực phẩm giả trên sàn thương mại điện tử có thể đối mặt án 5 năm tù


Tương tự, người phạm tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (điều 193) bị đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu lên 40-100 triệu đồng.


Cá nhân phạm tội bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tới 36 tỷ đồng (mức hiện tại là 18 tỷ đồng).


Pháp nhân bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả gây thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại cũng bị đình chỉ vĩnh viễn nếu được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.


Dự thảo cũng bổ sung nội dung mới: Mức phạt tù 5-10 năm sẽ được áp dụng với người người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên".


>> Xem chi tiết điều luật dự kiến sửa đổi tại đây


Quy định này được đề xuất bổ sung trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Theo thống kê của Metric, năm 2024, người Việt chi trung bình 873,6 tỷ đồng để mua hàng online trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ đa ngành lớn nhất.


Tốc độ tăng trưởng của kênh trực tuyến nhanh gấp 4,5 lần so với mức tăng trưởng chung của ngành bán lẻ. Bộ Công Thương ước tính quy mô thị trường thương mại điện tử 2024 vượt 25 tỷ USD, tăng trưởng 20%.


Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo gồm 3 phần, 26 chương, 433 điều. So với Bộ luật hiện hành đã giữ nguyên 181 điều, sửa đổi 245 điều, bỏ 18 điều, bổ sung 8 điều.


Dự thảo được dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10.


Hải Thư









De xuat nang tien phat gap 6, tang an tu voi nguoi ban 'thuc pham ban'


Tai du thao Bo luat Hinh su (sua doi,) Bo Cong an de xuat toi pham ve an toan thuc pham co the bi phat tien den 3 ty dong; an tu toi thieu nang tu mot nam len 3 nam, toi da 20 nam.

Đề xuất nâng tiền phạt gấp 6, tăng án tù với người bán 'thực phẩm bẩn'

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi,) Bộ Công an đề xuất tội phạm về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng; án tù tối thiểu nâng từ một năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá