Cổ vật có bút tích Càn Long có giá 32 triệu USD

Thư pháp của tác giả Nhiêu Giới thời Nguyên, Trung Quốc, từng được vua Càn Long lưu giữ, gây tiếng vang khi xuất hiện trên thị trường.


Tác phẩm Thảo thư văn Hàn Dũ Liễu Tông Nguyên nổi bật ở chương trình đấu giá mùa xuân 2025 do Sotheby’s Hong Kong tổ chức tuần trước. Các nhà sưu tầm cạnh tranh suốt 95 phút - dài nhất trong lịch sử của hãng.


Với ước tính 20 triệu HKD (2,5 triệu USD), tác phẩm được gõ búa ở mức 250,1 triệu HKD (hơn 32 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm thư pháp giá trị cao nhất mà Sotheby’s Hong Kong từng tổ chức. Sau dịch bệnh, thị trường nghệ thuật Trung Quốc gặp nhiều áp lực khi số lượng các món hàng vượt ngưỡng 100 triệu HKD ngày càng ít. Thành tích của Thảo thư văn Hàn Dũ Liễu Tông Nguyên gây tiếng vang trong giới sưu tầm.


Tác giả Nhiêu Giới là văn nhân nổi tiếng cuối thời Nguyên đầu thời Minh, mất năm 1367. Ở tác phẩm, ông chép lại hai bài văn, gồm Tống Mạnh Đông Dã tự của Hàn DũTử nhân truyện của Liễu Tông Nguyên. Bài đầu nội dung Hàn Dũ tiễn bạn của ông là Mạnh Giác đi nhậm chức ở Giang Nam, qua đó phê phán thói xấu trong xã hội và việc những người cầm quyền đương thời không trọng dụng nhân tài. Tử nhân truyện là một bài văn xuôi của Liễu Tông Nguyên, nói về đạo trị quốc.


Thảo thư văn Hàn Dũ Liễu Tông Nguyên tổng 599 cm, dài nhất trong số cổ vật của Nhiêu Giới còn tồn tại. Toàn bộ tác phẩm được viết liền mạch, phóng khoáng, bút pháp uyển chuyển tự nhiên.


Một trong điểm đặc biệt của cổ vật là sử dụng nguyên liệu ghép từ nhiều tờ giấy dùng để chép kinh Phật. Giới nghiên cứu nhận định đây là loại giấy bắt nguồn từ chùa Cảnh Đức trên núi Côn Sơn, thời Tống. Chất liệu chắc chắn và bóng mịn, độ bền cao.


Thời Minh, cuộn thư pháp trong phủ của nhà sưu tầm Hạng Nguyên Biện, thời Thanh, tác phẩm nằm trong cung đình. Hoàng đế Càn Long từng viết lên cuộn giấy bốn chữ "Thần truyền thuần khiết", làm mở đầu.


Càn Long từng mệnh lệnh triều thần chế tác phiên bản khắc đá 236 bức thư pháp mà ông yêu thích, trong đó có bức của Nhiêu Giới, khẳng định địa vị quan trọng của tác phẩm trong lịch sử thư pháp Trung Quốc.


Sau khi nhà Thanh suy tàn, đại thần Phổ Vĩ từng bán nhiều cổ vật nhằm gây quỹ phục hồi triều đại, Thảo thư văn Hàn Dũ Liễu Tông Nguyên về tay một nhà sưu tầm Nhật Bản.


Theo Tả Hân Dương, chuyên gia thư pháp cổ đại Trung Quốc, tác phẩm đắt đỏ vì hiếm có, nguồn gốc rõ ràng, tên tuổi tác giả cùng nội dung thư pháp. Việc cuộn giấy từng thuộc sở hữu của những nhà sưu tầm danh tiếng, có bút tích của Càn Long cũng khiến cổ vật được giới sưu tầm săn đón.


Nghinh Xuân









Co vat co but tich Can Long co gia 32 trieu USD


Thu phap cua tac gia Nhieu Gioi thoi Nguyen, Trung Quoc, tung duoc vua Can Long luu giu, gay tieng vang khi xuat hien tren thi truong.

Cổ vật có bút tích Càn Long có giá 32 triệu USD

Thư pháp của tác giả Nhiêu Giới thời Nguyên, Trung Quốc, từng được vua Càn Long lưu giữ, gây tiếng vang khi xuất hiện trên thị trường.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá