Cách phòng bệnh do não mô cầu

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường sống đặc biệt ở những nơi tập thể, tiêm vaccine... là những cách giúp phòng bệnh do não mô cầu.


Bác sĩ Bùi Công Sự, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC vi khuẩn Neisseria meningitidis, còn gọi là vi khuẩn não mô cầu, gây ra hai biến chứng phổ biến là nhiễm trùng máu và viêm màng não hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, nhiễm trùng máu tối cấp có thể gây tử vong nhanh chỉ trong vòng 24 giờ. Viêm màng não và nhiễm trùng máu do não mô cầu nằm trong nhóm 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.


Vi khuẩn này lây qua đường hô hấp, thông qua các hành động như ho, hắt hơi, hôn, chia sẻ thức ăn, đồ uống... Khi lây nhiễm vào cơ thể, vi khuẩn có thể chưa gây bệnh, cư trú trong vùng mũi và họng của người khỏe mạnh. Tình trạng này gọi là người lành mang trùng. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không triệu chứng dao động 5-25%, cao hơn tại các khu vực có dịch.


Vì vậy, vi khuẩn có nhiều khả năng lây lan trong một hộ gia đình hoặc ở khu vực đông đúc như nhà trẻ, trường học, ký túc xá... để tạo thành ổ dịch. Như trường hợp quân nhân 24 tuổi tử vong do nhiễm não mô cầu và lây cho 7 quân nhân khác (tháng 2), hay trường hợp hơn 70 người tại Thái Bình phải theo dõi sức khỏe do tiếp xúc với bệnh nhân 17 tuổi (tháng 3).


Thời gian ủ bệnh não mô cầu từ 2-10 ngày, thông thường từ 3-4 ngày. Các triệu chứng bệnh thường không xuất hiện cùng lúc và dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Trong khoảng 8 giờ đầu, bệnh có triệu chứng tương tự cúm, gồm đau đầu, sốt, viêm họng, sổ mũi, biếng ăn, buồn nôn. Từ giờ thứ 9 đến 15, cơ thể xuất hiện tử ban, lạnh tay chân, cứng cổ, sợ ánh sáng. Từ 16 đến 24 giờ, bệnh nhân co giật, mê sảng, mất ý thức, tử vong. Trẻ sơ sinh xuất hiện các biểu hiện như thóp căng phồng, li bì, bỏ bú...


Từ đầu năm đến nay, toàn quốc có khoảng 5 ca mắc bệnh do não mô cầu được báo cáo, trong đó một ca tử vong. Ca bệnh mới nhất là bé gái 3 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), khởi phát bệnh với biểu hiện sốt cao, quấy khóc, bú kém. Ca tử vong là quân nhân 24 tuổi.


Dấu hiệu nhận biết phát ban do não mô cầu là đốm đỏ hoặc tím, có thể lớn hơn giống như vết bầm tím. Phát ban không chuyển sang màu da khi ấn vào bằng ngón tay hoặc cạnh của một chiếc cốc thủy tinh trong suốt. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp mắc não mô cầu không có dấu hiệu phát ban đặc trưng.


"Đây là dấu hiệu muộn của bệnh, khó nhận biết, vì vậy người dân cần chú ý kỹ tới tình trạng cơ thể để nhập viện kịp thời", bác sĩ Sự nói.


Do đó, để phòng ngừa bệnh do não mô cầu, bác sĩ Sự khuyến cáo người dân cần thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh thông thoáng nhà cửa, trường học, ký túc xá. Người dân không hút thuốc lá, dùng chung ly tách, dụng cụ ăn uống, son môi... vì những cách này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.


Mỗi người thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người... Người dân nâng cao sức khỏe cơ thể bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao đều đặn.


Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do não mô cầu nên chủ động tiêm vaccine phòng bệnh, gồm: trẻ em dưới 5 tháng, nhóm thanh thiếu niên từ 14-24 tuổi; người bị suy giảm miễn dịch; người mắc các bệnh viêm đường hô hấp như cúm; người thường xuyên hút thuốc lá chủ động và thụ động.


Hiện vaccine phòng não mô cầu chỉ cung cấp trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, với ba loại gồm:


Bexsero (Italy): giúp phòng các chủng não mô cầu B, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi.


VA-Mengoc BC (Cuba): giúp phòng các chủng não mô cầu B và C, tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổi.


Menactra (Mỹ): giúp phòng các chủng não mô cầu A, C, Y, W-135, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi.


Theo bác sĩ Sự, nếu trẻ đã hoàn thành xong vaccine phòng não mô cầu nhóm B, cần tiêm tiếp tục lộ trình tiêm vaccine não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 để bảo vệ cả 5 type huyết thanh nguy hiểm, không cần tiêm thêm vaccine não mô cầu nhóm B, C.


Đồng thời, người dân nên chủ động phòng các hô hấp khác như phế cầu, cúm, bạch hầu, ho gà. Việc này giúp phòng tổn thương đường hô hấp, tránh tạo điều kiện cho não mô cầu tấn công. Người dân có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có phương pháp dự phòng đúng hoặc tiêm thêm vaccine khác nếu cần.


Anh Dương









Cach phong benh do nao mo cau


Thuong xuyen rua tay bang xa phong, ve sinh moi truong song dạc biẹt ỏ nhũng noi tạp thẻ, tiem vaccine... là nhũng cách giup phong benh do nao mo cau.

Cách phòng bệnh do não mô cầu

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường sống đặc biệt ở những nơi tập thể, tiêm vaccine... là những cách giúp phòng bệnh do não mô cầu.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá