Chuyên gia Indonesia: `Việt Nam là hình mẫu phát triển xe điện`

Cuối tháng trước, tập đoàn pin Indonesia IBC, CATL và PT Aneka Tambang khởi công tổ hợp sản xuất vật liệu pin xe điện trị giá gần 6 tỷ USD tại Indonesia.


Dự án mới được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ là bước tiến mới của Indonesia, trong mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực. Dù vậy, một số chuyên gia trong nước như Giáo sư Evvy Kartini, Nhà sáng lập Viện nghiên cứu pin quốc gia Indonesia (NBRI) cho rằng, tốc độ triển khai như vậy còn tương đối muộn.


"Hơi trễ, nhưng dù sao có còn hơn không. IBC lẽ ra phải làm việc này từ vài năm trước", trang Kumparan của Indonesia dẫn lời vị giáo sư.


Trên Kumparan, bà Envvy chỉ ra điểm đáng chú ý là Việt Nam, quốc gia có trữ lượng nickel ít hơn Indonesia, nhưng lại đi nhanh hơn ở mảng xe điện với mức độ nội địa hóa cao, khả năng tự chủ trong sản xuất pin đến xe thành phẩm. Vị chuyên gia lý giải Việt Nam có "quy trình đơn giản và dễ dàng hơn", đồng thời cho rằng, nếu học hỏi, Indonesia có thể hoàn thiện hệ sinh thái sản xuất xe điện trong 3 năm.


Trong bài viết hồi tháng 3 trên CNN Indonesia, ông Jayan Sentanuhady, giảng viên Kỹ thuật Cơ khí đại học Gadjah Mada nhận định, Việt Nam đã trở thành hình mẫu khả thi cho quốc gia đang phát triển, có thể xây dựng thành công ngành công nghiệp ôtô điện trong nước. "Sẽ có thách thức, nhưng Việt Nam đã chứng minh tính khả thi với thương hiệu xe điện của riêng mình là VinFast", ông Jayan nói.


Tờ Kumparan xem VinFast là minh chứng cho thành công khi xây dựng được hệ sinh thái xe điện bản địa. Theo số liệu từ VinFast, hãng này đạt tỷ lệ nội địa hóa hơn 60%, đặt mục tiêu lên 80% vào năm 2026. Quan trọng hơn, hãng xe điện Việt Nam đã mở rộng ra toàn cầu, trong đó hiện diện tại chính Indonesia. Sau hơn 1 năm gia nhập thị trường này, VinFast tái hiện mô hình hệ sinh thái toàn diện, yếu tố giúp hãng thành công ở Việt Nam.


Ở Indonesia, VinFast bán ra đa dạng các dòng xe như VF 3, VF 5, VF 6 và VF e34. Dự án nhà máy xe điện của VinFast đặt ở Subang đang dần hoàn thiện, dự kiến vận hành trong năm nay, tăng tỷ lệ nội địa hóa và đóng góp cho ngành công nghiệp xe điện tại địa phương. Hệ sinh thái của hãng xe Việt Nam còn bao gồm hệ thống showroom, xưởng dịch vụ, hơn 1.000 trạm sạc V-Green đã vận hành, mục tiêu đặt ra là 50.000 trạm trong năm nay.


Tại Indonesia, VinFast cũng áp dụng loạt chính sách ưu đãi như: mua xe trả góp lãi suất 0%, cam kết mua lại xe với giá trị đến 90%, miễn phí sạc pin đến năm 2028... Những chiếc xe điện VinFast cũng dần đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Jakarta, thông qua hoạt động của hãng taxi thuần điện Green SM (tên địa phương của Xanh SM). Theo CNN Indonesia, thành công của VinFast, bao gồm việc trở thành hãng bán chạy nhất Việt Nam sau 8 năm, đang là nguồn cảm hứng lớn cho Indonesia.


Tại buổi khai mạc triển lãm ôtô Gaikindo Jakarta cuối năm ngoái, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang tiết lộ, tổng thống nước này đã giao đề bài "sản xuất ôtô nội địa" cho nội các của mình. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển ôtô quốc gia không phải điều dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia và hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, từ quy định, chính sách ưu đãi, hợp tác nhiều bên liên quan... "Một yếu tố quan trọng khác là việc xây dựng tinh thần yêu chuộng hàng nội địa", ông Jayan nói trên CNN Indonesia.


Quang Anh









Chuyen gia Indonesia: 'Viet Nam la hinh mau phat trien xe dien'


Cuoi thang truoc, tap doan pin Indonesia IBC, CATL va PT Aneka Tambang khoi cong to hop san xuat vat lieu pin xe dien tri gia gan 6 ty USD tai Indonesia.

Chuyên gia Indonesia: 'Việt Nam là hình mẫu phát triển xe điện'

Cuối tháng trước, tập đoàn pin Indonesia IBC, CATL và PT Aneka Tambang khởi công tổ hợp sản xuất vật liệu pin xe điện trị giá gần 6 tỷ USD tại Indonesia.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá