Chủ tịch Quốc hội: Không được lãng phí trụ sở khi sáp nhập

Sau khi sáp nhập, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng phải có phương án sử dụng trụ sở dôi dư thật hiệu quả, không lãng phí, bỏ trống, theo Chủ tịch Quốc hội.


Yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang chiều 18/4.


Chủ tịch Quốc hội cho biết 63 tỉnh, thành trong cả nước sẽ sáp nhập để còn 34 đơn vị, trong đó 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Sắp tới Quốc hội thông qua đề án sáp nhập, Hậu Giang, Sóc Trăng hợp nhất với Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.


Theo dự thảo đề án sắp xếp, TP Cần Thơ mới có diện tích trên 6.400 km2, dân số hơn 4 triệu người; 99 đơn vị hành chính trực thuộc (30 phường, 69 xã). Ba địa phương có tổng số 2.811 trụ sở. Sau sáp nhập, tỉnh sử dụng 2.558 trụ sở cho đơn vị hành chính mới, dôi dư 255, trong đó Cần Thơ dư 143 trụ sở, Hậu Giang là 110 và Sóc Trăng 2.


Chủ tịch Quốc hội cho hay sau sáp nhập, các địa phương có phương án sử dụng, không bỏ trống, lãng phí trụ sở dôi dư. Thành phố ưu tiên số một là nâng cấp sửa chữa làm trường học, phục vụ chăm sóc sức khỏe, nơi sinh hoạt của văn hóa, văn nghệ, thể thao của nhân dân...


Người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh trong thời gian sắp xếp, sáp nhập theo lộ trình các địa phương vẫn phải đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, chỉ tiêu kinh tế xã hội năm nay phải đảm bảo.


"Tăng trưởng của Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng năm 2025 phải hơn 8%. Giai đoạn 2026-2030, địa phương phải tăng trưởng hai con số để năm 2030, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao, 2045 là nước thu nhập cao", ông nói và yêu cầu Hậu Giang cũng như các địa phương phải quyết liệt để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.


TP Cần Thơ hiện là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên trên 1.440 km2; dân số hơn 1,3 triệu người, gồm 9 quận, huyện. Năm 2024, Cần Thơ đạt tốc độ tăng trưởng 7,12%, cao nhất trong 6 năm qua.


Sóc Trăng có vị trí quan trọng trong khu vực duyên hải phía đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 3.298 km2, dân số trên 1,6 triệu người, 11 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của tỉnh đạt 7%.


Hậu Giang rộng trên 1.662 km2, gần một triệu dân; 8 huyện, thị xã, thành phố - nằm trong hai tuyến hành lang kinh tế động lực gồm: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với TP HCM; và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối các địa phương Nam sông Hậu. Năm 2024, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,76%, đứng thứ hai Đồng bằng sông Cửu Long.


Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, 11 tỉnh, thành sẽ giữ nguyên trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.


52 địa phương sáp nhập còn 23 tỉnh, thành. Cả nước sẽ còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.


An Bình









Chu tich Quoc hoi: Khong duoc lang phi tru so khi sap nhap


Sau khi sap nhap, Can Tho, Hau Giang va Soc Trang phai co phuong an su dung tru so doi du that hieu qua, khong lang phi, bo trong, theo Chu tich Quoc hoi.

Chủ tịch Quốc hội: Không được lãng phí trụ sở khi sáp nhập

Sau khi sáp nhập, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng phải có phương án sử dụng trụ sở dôi dư thật hiệu quả, không lãng phí, bỏ trống, theo Chủ tịch Quốc hội.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá